Cổ phiếu HDBank tạo hiện tượng chào sàn hiếm có

Qua phiên chào sàn này, vốn hóa của HDBank đạt 34.963 tỷ đồng, đứng thứ 20 về quy mô vốn hóa trên sàn HOSE.

Hôm nay (5/1), cổ phiếu Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) chào sàn HOSE với mã HDB, trong một phiên bùng nổ cả giá và lượng.
Trước thềm phiên này, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà thăng hoa mở đầu năm mới 2018. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có chuỗi giao dịch khởi sắc.
Tuy nhiên, hôm nay, toàn thị trường bước vào phiên điều chỉnh mạnh, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa rõ rệt.
Với HDB, tương tự như trường hợp VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chào sàn HOSE ngày 17/8/2017, dồn dập các sự kiện lớn và ấn tượng diễn ra trước thềm niêm yết, tạo ra hiệu ứng. Nhưng, ở HDB còn là một phiên chào sàn hiếm có.
Cụ thể, trước thềm chào sàn, HDBank đã thực hiện thành công các đợt phát hành tăng vốn; trong đó có đợt IPO quy mô lớn thứ hai trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, bán 21,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, với giá 32.000 đồng/cổ phiếu.
 
Giá tham chiếu cho phiên giao dịch đầu tiên của HDB nhỉnh hơn chút, với 33.000 đồng.
Ngay những phút đầu tiên sau đợt khớp lệnh mở cửa, diễn biến giao dịch chảy lệnh kiểu "đồng hồ xăng" có tại HDB, với những bước giá vượt xa mốc tham chiếu.
Tương tự như diễn biến giao dịch tại một số cổ phiếu ngân hàng vừa chào sàn gần đây (như VPB, hay LPB của LienVietPostBank), hoạt động chốt lời quy mô lớn từ các giao dịch gom mua trên thị trường tự do (OTC) trước đây là một yếu tố vừa tạo áp lực giá, vừa thúc đẩy quy mô giao dịch đột biến.
Giá HDB từng có hai đợt thoái lui về vùng 36.500 đồng/cổ phiếu, nhưng lực cầu lớn và bền bỉ, lực đẩy của nhiều lệnh lô lớn quyết liệt suốt phiên.
Giá HDB chính thức kịch trần biên độ 20% trong ngày giao dịch đầu tiên qua đợt khớp lệnh đóng cửa, với hơn 4,8 triệu đơn vị qua đợt này, ấn định mức giá tối đa 39.600 đồng/cổ phiếu.
Một so sánh gần với HDB là phiên chào sàn cổ phiếu VPB của VPBank. Nếu cổ phiếu VPB tạo kỷ lục về khối lượng với gần 58,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng (với lượng lớn thuộc về khối ngoại) trong ngày 17/8/2017, thì giá phải nỗ lực và quyết liệt đến cuối mới giữ được mốc tham chiếu 39.000 đồng (cũng là mức cao nhất trong phiên).
Hôm nay, HDB có 32,2 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua vào hơn 5 triệu đơn vị, giá kịch trần tạo nên hiện tượng hiếm có.
Trước HDB, chưa có cổ phiếu ngân hàng nào chào sàn với giá kịch trần cùng quy mô giá trị giao dịch lớn như vậy.
Kết phiên, có tới 1.239,3 tỷ đồng giá trị giao dịch tại HDB, chiếm tới 13,7% giá trị giao dịch toàn thị trường niêm yết, chiếm tới 15,9% tính riêng về giá trị khớp lệnh.
Vốn hóa của HDBank theo đó đạt 34.963 tỷ đồng, đứng thứ 20 về quy mô vốn hóa trên sàn HOSE.

Tại sao SHB chấp nhận bảo lãnh dự án D’. Le Roi Soleil?

(Kiến Thức) - Một năm đã trôi qua kể từ khi quy định dự án bất động sản bắt buộc phải được ngân hàng bảo lãnh tiến độ nhưng số lượng dự án được ngân hàng bảo lãnh vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tại sao vậy?

Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7/2015 quy định chủ đầu tư dự án khi bán nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết, bên mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận cho 39 ngân hàng được cung cấp dịch vụ bảo lãnh này.
Tuy vậy, tại Hà Nội, những dự án đã được ngân hàng đồng ý bảo lãnh lại rất khiêm tốn so với số lượng hàng chục dự án chào bán ra thị trường trong năm qua. Điểm danh chỉ có lác đác vài trường hợp như Ngân hàng SHB bảo lãnh cho dự án D’. Le Roi Soleil của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, HD Bank bảo lãnh dự án Mon City và BIDV bảo lãnh dự án Tràng An Complex.

Danh sách tên các chủ nợ mới nhất của công ty bầu Đức

Ngoài các tổ chức tín dụng, chủ nợ của doanh nghiệp bầu Đức đã xuất hiện thêm một số công ty và cá nhân.

Hiện Hoàng Anh Gia Lai có khoản nợ vay lên tới 26.683 tỷ đồng. Ngoài các tổ chức tín dụng, chủ nợ của doanh nghiệp bầu Đức đã xuất hiện thêm một số công ty và cá nhân.

Những thương vụ thất thu, lỗ nặng, "bán tháo" dự án của bầu Đức

(Kiến Thức) - "Ôm" khoản nợ lớn và nhiều dự án thua lỗ, thất thu khiến bầu Đức đang tính bán tháo một số mảng kinh doanh không mang lại lợi nhuận.

Thua lỗ vì thất bại trong ngành thủy điện, khoáng sản

Tin mới