Cổ phiếu Yeah1 đã giảm sàn, hồ nghi những giao dịch bất thường

Cổ phiếu YEG của Yeah1 sau 3 phiên liên tiếp tăng mạnh từ khi chào sàn đã quay đầu đi xuống, giảm sàn trong phiên giao dịch hôm nay.

Diễn biến "điên rồ" của cổ phiếu YEG đã chấm dứt tại phiên giao dịch thứ 4 tính từ ngày chào sàn, khi quay đầu đi xuống. Kết thúc phiên 29/6, YEG giảm sản 7%, xuống còn 319.000 đồng/cổ phiếu với 1.800 đơn vị được khớp lệnh và còn dư bán sàn.
Việc YEG giảm sàn không ngoài nhận định của các chuyên chứng khoán, khi các biện pháp kỹ thuật đã được sử dụng quá nhiều trước khi niêm yết. Đồng thời lượng cổ phiếu giao dịch tự do của cổ phiếu này không nhiều, khiến thanh khoản gặp khó khăn. Các dự báo cùng cho rằng có thể giá cổ phiếu này sẽ điều chỉnh giảm tiếp trong những phiên sau.
Thị giá YEG đang bằng 3 đại gia Vinamilk, Vingroup và FPT cộng lại?
Ở mức giá 319.000 đồng sau khi giảm 7%, YEG tiếp tục là cổ phiếu có giá cao nhất trên thị trưởng chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư sở hữu một cổ phiếu YEG sẽ tương đương với 3 mã cổ phiếu đại gia cộng lại là: Vinamilk (170.000 đồng), Vingroup (107.000 đồng) và FPT (42.500 đồng).
Cổ phiếu Yeah1 lập tức giảm sàn sau 3 phiên tăng trần.
 Cổ phiếu Yeah1 lập tức giảm sàn sau 3 phiên tăng trần.
YEG niêm yết trên sàn HoSE ngày 26/6 với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 250.000 đồng mỗi cổ phiếu. Việc Yeah1 chào sàn với mức giá lịch sử khiến cho giới đầu tư hết sức bất ngờ, bởi thời điểm này, cổ phiếu có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán, là SAB của Sabeco cũng chỉ 225.000 đồng mỗi cổ phiếu (phiên giao dịch ngày 25/6). Đặc biệt, với mức giá chào sàn, P/E của YEG lên đến 50x, cao gấp 2,7 lần so với P/E bình quân của VN- Index,là 18,74x.
Nhưng YEG tiếp tục gây choáng cho giới dầu tư, khi tăng hết biên độ 20% trong phiên chào sàn, và hai phiên tăng trần kế tiếp, lên mức 343.000 đồng mỗi cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 28/6. Giá này còn cao hơn mức đỉnh của Sabeco (thời điểm tỷ phú người Thái bỏ ra hơn 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco) là 339.000 đồng mỗi cổ phiếu (phiên giao dịch 29/11/2017).
Giao dịch cổ phiếu bất thường
Tính đến thời điểm trước khi niêm yết, vốn điều lệ của Yeah1 là 273,7 tỷ đồng. Đợt tăng vốn gần đây của doanh nghiệp này là trong tháng 4/2018, khi phát hành cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 100:15.
Ngoài ra trong năm nay, Yeah1 đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 3,9 triệu cổ phiếu cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT, để tăng vốn lên mức 312,7 tỷ đồng.
Chính kế hoạch phát hành này đã nảy sinh ra những giao dịch mua bán cổ phần hết sức kỳ lạ trước và sau khi YEG niêm yết.
 
Cụ thể, phiên giao dịch 27/6, xuất hiện giao dịch thỏa thuận 7,82 triệu cổ phiếu tại mức giá 300.000 đồng mỗi cổ phiếu. Trước khi niêm yết, ông Tống đã bán 3,91 triệu cổ phần cho ông Hồ Ngọc Tấn. Số cổ phần này bằng đúng số cổ phiếu riêng lẻ mà Yeah1 dự định phát hành cho ông Tống như đã nói ở trên.
Trong thời gian này, cổ đông lớn tại Yeah1 là DFJ VinaCapital cũng bán đúng con số 7,82 triệu cổ phần cho một nhóm cổ đông khác.
Theo giới phân tích, những giao dịch của ông Tống và DFJ VinaCapital thực chất chỉ là chiêu lách luật, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu YEG không phải chờ đợi thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định.
Trước đó, Yeah1 thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng số cổ phần bán là 7,82 triệu cổ phần.
Không giống như các vụ IPO bình thường, là nhà đầu tư mua cổ phần trước khi niêm yết. Trong thương vụ này, nhà đầu tư sẽ mua YEG vào ngày thứ 2, sau khi YEG đã giao dịch trên thị trường niêm yết (để được phép giao dịch thỏa thuận), với giá 300.000 đồng mỗi cổ phiếu theo quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán, tức tương tự như giao dịch của các nhà đầu tư chứng khoán thông thường.
Với phương thức mua bán này, cổ phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư IPO và được phép giao dịch tự do sau 3 ngày. Điều này sẽ hạn chế rủi ro về thời gian chờ đợi cổ phiếu IPO được giao dịch chính thức.
 
Tuy nhiên, theo giới phân tích, thương vụ mua bán này có thể gây xung đột lợi ích cho các cổ đông còn lại, vì những giao dịch này có nhiều yếu tố cấu thành giao dịch nội gián.
Đứng trước một loạt đối thủ và nhiều rủi ro
Theo báo cáo tài chính bán niên 2018, Yeah1 mới chỉ hoàn thành 45,4% kế hoạch doanh thu và 46,25 kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Yeah1 được nhận định đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức.
Đầu tiên là áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong nước và cả quốc tế. Trên Youtube, đối thủ của Yeah1 là POPS Worldwide (Việt Nam), GMM (Thái Lan), Freedom (Phillipines) hay IDYT Network (Indonesia). Trên các kênh truyền hình giải trí, Yeah1 phải đối mặt với VTV, HTV, THVL có thị phần lớn và nguồn vốn dồi dào.
Ngay như công ty con của Yeah1 là Netlink, dù là đối tác xuất bản duy nhát của Google tại thị trường Đông Nam Á, phải cạnh tranh với 37 đối tác xuất bản khác trên toàn cầu, như Acceleration eMarketing, Acqua Media hay AddApptr.
Một rủi ro không thể không nhắc đến chính là Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/6. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực, Luật An ninh mạng ít nhiều ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Yeah1, thông qua các đối tác toàn cầu như Google hay Facebook.
Ngoài hai rủi ro trên, Yeah1 còn đứng trước các rủi ro trong tương lại như vấn đề bản quyền, thay đổi xu hướng công nghệ và rủi ro từ sự thay đổi chính sách của các nền tảng kỹ thuật số.

Những lần chứng khoán Việt giảm kịch sàn gây sốc

(Kiến Thức) - Trong lịch sử, thị trường chứng khoán Việt không ít lần rơi vào cơn "đại hồng thủy" khi toàn phiên giảm kịch sàn, trắng bên mua. Cùng nhìn lại những thời điểm này.

Sau phiên hồi phục cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt ngày 23/4 đối mặt với phiên giảm sâu thứ 2 trong thời gian ngắn khi chỉ số Vn-Index mất hơn 43 điểm, còn 1.076,78 điểm. Ảnh: TheLEADER.
Sau phiên hồi phục cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt ngày 23/4 đối mặt với phiên giảm sâu thứ 2 trong thời gian ngắn khi chỉ số Vn-Index mất hơn 43 điểm, còn 1.076,78 điểm. Ảnh: TheLEADER.  

Bán bằng mọi giá, chứng khoán Việt mất 14 tỷ USD trong một tuần

Phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số Vn-Index tiếp tục mất trên 30 điểm. Tính trong một tuần qua, vốn hóa toàn thị trường chứng khoán đã bị thổi bay 14,4 tỷ USD sau những phiên giảm liên tục.

Thị trường chứng khoán bước vào phiên giao dịch đầu tuần (28/5) chứng kiến sắc đỏ bao trùm suốt từ đầu tới cuối phiên. Càng về cuối phiên chiều, áp lực bán càng xuất hiện mạnh khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn chuyển từ giá xanh xuống giá đỏ. Nhóm ngân hàng và chứng khoán tiếp tục trở thành tâm điểm bị "bán bằng mọi giá" với hàng loạt đại diện giảm sàn.

Điều gì khiến cổ phiếu này tăng không tưởng 300% dù thị trường giảm sâu?

Với mức lợi nhuận lên đến 300%, thanh khoản mỗi phiên giao dịch lên đến vài chục nghìn cổ phiếu, nhưng liệu sự tăng trưởng của mã cổ phiếu EME của Công ty CP Điện Cơ đến từ kết quả kinh doanh hay còn yếu tố nào khác?

Tháng 5, tháng VN-Index tiếp tục giảm mạnh và xóa sạch mọi thành quả đạt được. Theo đó, VN-Index đã tạo đáy ở vùng 931,75 điểm, giảm 11,3% trong tháng 5 và giảm 22,6% từ mức đỉnh đạt được trong ngày 9/4.

Tin mới