Cơn ác mộng mang tên “rửa bát” của hội chị em ngày Tết
Khi mọi người đang vui vẻ đón Tết thì tâm trạng chung của hội chị em đó là đối mặt với nỗi sợ hãi với những chồng bát cao ngất trời.
Trầm Phương (T/H)/ Ảnh: Sưu tầm Facebook
Xem toàn bộ ảnh
Mỗi dịp Tết truyền thống đến nhiều chị em lại phải đối mặt với nỗi sợ mang tên rửa bát, đặc biệt là những cô người yêu khi đến nhà bạn trai phải rửa chồng bát đĩa cao hơn núi.Tròn 10 năm kết hôn, Trung Tín - Hồng Hà (TP HCM) luôn gặp tình trạng "cơm không ngon, canh không ngọt" dịp Tết vì chuyện mâm cơm, chén bát, cỗ bàn... Có con nhỏ, ngày Tết không người giúp việc, hai vợ chồng vừa phải dọn nhà, vừa chăm bé nên không thể tận hưởng Tết. Lâu dần gia đình sinh ra tâm lý "sợ Tết".Tương tự, cô dâu mới Lệ Chi (Hà Nội) cũng gặp nhiều tình huống dở khóc, dở cười. Vì muốn gia đình chồng và bản thân thoải mái vui xuân, cô háo hức đề xuất mua máy rửa bát nhưng lập tức bị mẹ chồng chặn đứng với quan điểm: "Nhà tôi ba đời rửa bát bằng tay"."Biết bao nhiêu công sức làm móng tay ra đi, ngụp lặn trong mớ bát đũa dầu mỡ suốt ba ngày Tết. Tôi nghĩ đến viễn cảnh make-up và diện váy lồng lộn, nhưng phải xắn tay ngồi rửa dăm chồng bát cao ngất ngưởng", Lệ Chi cho hay.Trên Facebook và nhiều diễn đàn dành cho phụ nữ, không ít người nói Tết khiến họ mệt mỏi vì vòng lẩn quẩn: nấu cỗ, dọn dẹp, rửa bát rồi lại nấu nướng.Thậm chí, hội chị em sợ phải đối mặt với những chồng bát đũa nhiều gấp đôi, ba lần ngày thường.Làm thế nào để Tết vui, thoải mái ăn uống, tiệc tùng mà không bị ám ảnh rửa bát đè nặng là băn khoăn của nhiều người nội trợ.Nhiều người đã đưa ra giải pháp đó là các chị em lựa chọn là máy rửa bát - món gia dụng hỗ trợ giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian dọn dẹp.Qua đây các cô gái cũng thể hiện quan điểm của mình về chuyện bếp núc, nữ công gia chánh, đồng thời hiến kế trong hoàn cảnh éo le này.
Mỗi dịp Tết truyền thống đến nhiều chị em lại phải đối mặt với nỗi sợ mang tên rửa bát, đặc biệt là những cô người yêu khi đến nhà bạn trai phải rửa chồng bát đĩa cao hơn núi.
Tròn 10 năm kết hôn, Trung Tín - Hồng Hà (TP HCM) luôn gặp tình trạng "cơm không ngon, canh không ngọt" dịp Tết vì chuyện mâm cơm, chén bát, cỗ bàn... Có con nhỏ, ngày Tết không người giúp việc, hai vợ chồng vừa phải dọn nhà, vừa chăm bé nên không thể tận hưởng Tết. Lâu dần gia đình sinh ra tâm lý "sợ Tết".
Tương tự, cô dâu mới Lệ Chi (Hà Nội) cũng gặp nhiều tình huống dở khóc, dở cười. Vì muốn gia đình chồng và bản thân thoải mái vui xuân, cô háo hức đề xuất mua máy rửa bát nhưng lập tức bị mẹ chồng chặn đứng với quan điểm: "Nhà tôi ba đời rửa bát bằng tay".
"Biết bao nhiêu công sức làm móng tay ra đi, ngụp lặn trong mớ bát đũa dầu mỡ suốt ba ngày Tết. Tôi nghĩ đến viễn cảnh make-up và diện váy lồng lộn, nhưng phải xắn tay ngồi rửa dăm chồng bát cao ngất ngưởng", Lệ Chi cho hay.
Trên Facebook và nhiều diễn đàn dành cho phụ nữ, không ít người nói Tết khiến họ mệt mỏi vì vòng lẩn quẩn: nấu cỗ, dọn dẹp, rửa bát rồi lại nấu nướng.
Thậm chí, hội chị em sợ phải đối mặt với những chồng bát đũa nhiều gấp đôi, ba lần ngày thường.
Làm thế nào để Tết vui, thoải mái ăn uống, tiệc tùng mà không bị ám ảnh rửa bát đè nặng là băn khoăn của nhiều người nội trợ.
Nhiều người đã đưa ra giải pháp đó là các chị em lựa chọn là máy rửa bát - món gia dụng hỗ trợ giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian dọn dẹp.
Qua đây các cô gái cũng thể hiện quan điểm của mình về chuyện bếp núc, nữ công gia chánh, đồng thời hiến kế trong hoàn cảnh éo le này.