Cơn co giật phân ly là bệnh gì?

(Kiến Thức) - Cơn co giật phân ly thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lí. 

Hỏi: Chị tôi 35 tuổi, sau khi chồng chết 1 tháng thì chị xuất hiện cơn co giật toàn thân vào ban ngày, cơn kéo dài 30 phút thì mới tỉnh lại. Bác sĩ cho tôi hỏi chị tôi mắc bệnh gì? - Nguyễn Minh Quang (Bắc Ninh).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
BS Đinh Việt Hùng, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y: Như cách miêu tả của bạn thì có thể đoán chị của bạn bị cơn co giật phân ly. Rối loạn phân ly là hiện tượng mất chức năng tâm lý thoáng qua biểu hiện bằng sự không phù hợp giữa ý thức, nhận biết, trí nhớ và vận động. Cơn co giật phân ly thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lí. Cơn thường không xuất hiện trong giấc ngủ, kéo dài từ 15 - 20 phút, thậm chí có cơn kéo dài hằng giờ; trong cơn bệnh nhân không mất ý thức. 
Ở đây cần chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh (tức cơn xuất hiện đột ngột, thời gian ngắn, thường từ 2 - 3 phút, trong cơn mất ý thức, làm điện não đồ có phức bộ sóng chậm nhọn...). Hầu như bệnh nhân có cơn co giật phân ly thường kết hợp với mất ngủ và lo âu. Vì vậy, trong điều trị thì liệu pháp tâm lí, liệu pháp ám thị có hiệu quả nhất. Ngoài ra, biện pháp sốc điện là liệu pháp chủ yếu điều trị cơn co giật phân li kết hợp với thuốc benzodiazepine, thuốc chống trầm cảm...

Nhức đầu, co giật vì uống quá nhiều nước

(Kienthuc.net.vn) - Chị N.T.H.M. (quận 1, TPHCM) muốn có dáng đẹp nên ngày nào cũng cố gắng uống vài lít nước để thải độc. Nhưng chỉ vài tháng sau thì chị phải nhập viện vì bị nhức đầu, nôn ói, lơ mơ, co giật. Các bác sĩ chẩn đoán, chị bị ngộ độc nước và điều trị trong nhiều tháng vì bị rối loạn điện giải.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Lời bàn: Nước cần thiết cho một chuỗi dây chuyền phản ứng trong cơ thể, cung cấp hợp lý số lượng nước cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng, nhu cầu bình thường cung cấp cho cơ thể chúng ta trung bình  1 - 2 lít nước trong ngày.

Co giật vì uống cà phê lúc đói

Chị Nguyễn Thu Phương (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, một lần, khi đi làm về, trong lúc đói và khát nước, chị đã pha 2 gói cà phê tan để uống. Tuy nhiên, sau khi uống khoảng 15 phút, chân tay chị bị run, mạch đập nhanh, choáng váng, không biết gì và được gia đình đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhà.

Chị đã hỏi bác sĩ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có phải do uống cà phê lúc đói.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
BS Lê Xuân Thắng - Bệnh viện Quân Y 103 trả lời: Tình trạng bệnh nhân bị co giật, chân tay run như bạn nói trên là do uống cà phê lúc đói. Nếu bạn uống cà phê đúng cách và đúng thời điểm (như sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút...) thì rất tốt nhưng nếu dùng sai cách như trên thì lại không tốt cho sức khoẻ. Nguyên nhân là do cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và hoạt động của hệ thống tim mạch.

Vì vậy, trong một số trường hợp, uống cà phê sẽ làm tim đập nhanh hơn, nhức đầu, run tay, hồi hộp. Mặt khác, cafein còn kích thích làm tăng tiết axit dịch vị nên nếu uống cà phê đậm đặc lúc đói thì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, ợ hơi, nôn...

Tin mới