Con công an được miễn học phí

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong ngành công an nhân dân.

Theo đó, gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ sẽ được hưởng một số chính sách trợ cấp khi khó khăn đột xuất và tiền học phí đối với con cái trong độ tuổi đi học.

Nhiều ưu đãi cho gia đình, thân nhân chiến sỹ công an sẽ được áp dụng từ 14/9.
 Nhiều ưu đãi cho gia đình, thân nhân chiến sỹ công an sẽ được áp dụng từ 14/9.
Cụ thể, gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất/lần.

Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ bảy ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.

Chế độ trợ cấp được thực hiện không quá hai lần trong một năm đối với một đối tượng.

Đối với bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị từ trần, mất tích được trợ cấp 1.000.000 đồng/suất.

Đặc biệt, nghị định quy định con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ miễn, giảm học phí.

Thủ tướng chỉ đạo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2013, đồng thời thay thế Nghị định số 54/2008 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ công an đang phục vụ có thời hạn.

“Đã trả học phí cần gì phải biết ơn thầy”: Đau!

(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, GS.TS. Phạm Tất Dong cho biết người làm nghề giáo rất đau lòng và cảm thấy bị xúc phạm khi đọc được thông tin một diễn đàn của giới trẻ thực hiện trắc nghiệm cho ra kết quả 40% đồng tình với quan điểm “thầy cô giáo phải biết ơn học sinh vì không có học sinh thầy cô giáo không có tiền”.
 
Đáng chú ý là trắc nghiệm đó lại diễn ra đúng vào ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11. GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật vì dù né tránh thế nào, dù kết quả trắc nghiệm trên mạng xã hội không đủ độ tin cậy thì 40% vẫn cứ cho thấy có một bộ phận không nhỏ suy nghĩ rằng đã trả tiền học phí là sòng phẳng, cần gì phải nghĩ đến chuyện ơn nghĩa thầy cô.

2 công nhân bị điện giật: Lộ sai phạm ngành điện?

(Kiến Thức) - Theo lời khai của hai công nhân, họ đào trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, trong khi quy chuẩn lắp đặt cáp điện ngầm phải từ 1-1,5m.

Trao đổi với PV Kiến Thức, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng cho biết, làm đường điện ngầm dưới lòng đất phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt.

Khoảng cách an toàn thông thường giữa dây cáp điện ngầm và mặt đất là 80cm -120cm.

Các mối đấu nối với nhau phải đảm bảo có sự cách nước, va chạm…, để làm được điều này phải có hầm ngầm (tên gọi kỹ thuật là tuynen) đưa các dây điện vào bên trong.

Nơi 2 công nhân bị điện giật khi đang đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn, Hà Nội.
Nơi 2 công nhân bị điện giật khi đang đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn, Hà Nội.

Ngoài ra, khi chôn cáp điện dưới lòng đất phải lát lớp cát cách điện, cát chống xê dịch và kèm theo các tấm biển chỉ dẫn có dây điện phía dưới.

Khi làm xong các công đoạn đó phải có máy dò (máy đo điện) xem điện có rò rỉ ra ngoài hay không, vì chôn cáp điện dưới lòng đất là mang điện xuống nước.

Về khoảng cách an toàn, tại Nghị định 106/2005 của Chính phủ có quy định, đường cáp điện ngầm phải cách 1m so với mặt đất (loại đất ổn định) và 1,5m (đất không ổn định). Theo lời khai của 2 công nhân, họ khoan trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, như vậy chỉ đạt 1/5 so với quy chuẩn.
2 công nhân ngã lăn ra đất sau khi bị phóng điện.
2 công nhân ngã lăn ra đất sau khi bị phóng điện.

Chiều ngày 31/7, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Điện lực Cầu Giấy cho biết: “2 công nhân bị điện phóng bỏng khi đào vỉa hè đường thuộc về Ban dự án quận Cầu Giấy. Ban dự án thuê đơn vị thi công làm, không liên quan gì đến ngành điện của quận”.

Khi đề cập đến “sai phạm” lắp cáp điện ngầm chỉ cách mặt đất 20cm, vị Giám đốc Điện lực Cầu Giấy, phân trần: “Đường cáp đó thuộc Bộ Công an quản lý và thuộc an ninh quốc phòng (?)”.

Được biết, đây là tuyến cáp ngầm trung thế 22kV cấp điện từ trạm biến áp 110kV Nghĩa Đô về trạm biến áp Bộ Công an.

Bên cạnh việc khoan trúng đường điện cách mặt đất 20cm, thì việc không mặc quần áo bảo hộ lao động, cũng là nguyên nhân khiến hai công nhân này bị điện giật bỏng nặng.

Theo điều 6, Nghị định 06/1995 về an toàn lao động thì, người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định.
Công nhân Doãn Văn Hùng (43 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đang được điều trị tại BV Xanh -Pôn.
Công nhân Doãn Văn Hùng (43 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đang được điều trị tại BV Xanh -Pôn.

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Mai Đức Tân - Công ty Luật hợp danh INCIP (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Vụ việc xảy ra với 2 công nhân bị điện phóng cháy xém chưa thể quy trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đơn vị thuê 2 người công nhân đào vỉa hè đường để thi công (công nhân thời vụ) phải có trách nhiệm bồi thường thỏa đáng với 2 nạn nhân này”.

Nguyên nhân vụ 2 công nhân bị điện giật đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.

Tin mới