"Con lai" giữa cá sấu và cá heo cổ đại trông thế nào?

Các nhà khoa học vừa phát hiện được một hóa thạch cá sấu có niên đại khoảng 180 triệu năm tuổi tại Hungary. Đáng chú ý, cơ thể của con cá sấu này mang nhiều đặc điểm chung giữa cá sấu và cá heo cổ đại.

Mô phỏng loài cá sấu cổ đại vừa được tìm thấy.
 Mô phỏng loài cá sấu cổ đại vừa được tìm thấy.

Được biết, hóa thạch của con cá sấu cổ đại kể trên hiện đang được trưng bày tại một bảo tàng ở Thủ đô Budapest, Hungary. Đồng thời, nó cũng được đặt tên là “Magyarosuchus fitosi” để vinh danh người đã phát hiện ra hóa thạch là một nhà khảo cổ học không chuyên có tên là Attila Fitos.

Theo các nhà khoa học, hóa thạch 180 triệu năm tuổi này đã giúp họ có thêm cái nhìn về một loài cá sấu cổ đại mới, loài đã bị quá trình tiến hóa ảnh hưởng và tách ra khỏi “đại gia đình cá sấu” để tiến hóa thành những sinh vật giống cá heo.

Trước đó, các nhà phân tích sinh vật học đã tiết lộ rằng, tại kỷ Jura có 2 dạng cá sấu tồn tại trên Trái Đất. Trong đó, một loại có vảy sừng bao phủ toàn thân, có chi trên, chi dưới, đi lại được trên mặt đất và dần dần phát triển thành loài cá sấu ngày nay.

Trong khi đó, loại cá sấu thứ hai dù có bề ngoài giống cá sấu, nhưng không có lớp vảy sừng bao bọc thân. Ngoài ra, các chi cũng bị tiến hóa thành vây và đuôi mái chèo để thích nghi với môi trường hoàn toàn dưới nước.

Thế nhưng, hóa thạch của loài cá sấu cổ đại vừa được tìm thấy lại có những đặc điểm trộn lẫn giữa 2 loài cá sấu kể trên. Cụ thể, các chi của nó phát triển thành dạng có màng làm mái chèo, đuôi cũng hình thành giống đuôi cá mập giúp chúng có thể di chuyển trong nước, còn toàn thân lại được bao phủ bởi lớp vảy sừng cứng chắc.

Điều này khiến các nhà khoa học đang nghi ngờ việc đây có thể là loài cá sấu cổ đại mới hoặc là “con lai” giữa 2 loài cá sấu cổ đại nêu trên. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đây là hóa thạch của một con cá sấu cổ đại đang trên đường tiến hóa thành cá voi và cá voi sát thủ ngày nay.

Trả lời phỏng vấn với báo giới, Tiến sĩ Mark Young, một nhà địa chất học tại Đại học Edinburgh, người đã nghiên cứu mẫu vật cho biết: “Hóa thạch này đã cung cấp một cái nhìn mới, độc đáo về việc cá sấu cổ đại đã tiến hóa thành cá voi và cá voi sát thủ hơn 180 triệu năm trước.”

“Soi” cá sấu có mình trắng phau, mắt hồng kỳ dị

(Kiến Thức) - Cá sấu bạch tạng tên Pearl gây ấn tượng với người gặp bởi đôi mắt màu hồng hiếm có, được xác định là một trong những cá thể cá sấu hiếm có xót lại.

Con cá sấu bạch tạng Pearl có màu da trắng, đôi mắt màu hồng hiếm có. Đây là một trong những cá thể cá sấu mắc chứng bạch tạng hiếm có trên thế giới nên con vật rất nổi tiếng. 
Cá sấu Pearl được chuyển đến công viên Gatorland, Orlando, Mỹ khi mới lên 3 tuổi. Sau 7 năm, con cá sấu đã đạt chiều dài 2,2m và nặng 47 kg.

Cá sấu khổng lồ suýt chết vì bị bầy sư tử "quây"

Do di chuyển quá xa bờ sông nên con cá sấu khổng lồ đã có cuộc chạm trán nảy lửa với bầy sư tử. Rất may là sự kiên cường chống trả cộng thêm một chút may mắn mới có thể giúp nó tạo ra màn thoát chết thần kỳ.

Mời quý vị xem video: Cá sấu khổng lồ suýt chết vì bị bầy sư tử “đánh hội đồng”. Nguồn: BBC Earth.
 Ngay sau khi trông thấy con cá sấu khổng lồ, bầy sư tử đã “hùa nhau” lao vào tấn công. Trong khi đó, “gã bò sát khổng lồ” này vẫn cố thủ trong bụi rậm. Điều này khiến bầy sư tử không thể liều lĩnh tấn công dũng mãnh được.

Tin mới