Cơn mưa đầu tiên trên Trái Đất xảy ra khi nào?

Nghiên cứu mới cho thấy bề mặt Trái Đất lần đầu tiên được đón nhận cơn mưa vào khoảng 4 tỷ năm trước, sớm hơn 500 triệu năm so với những tính toán trước đây.

Mưa là hiện tượng thời tiết tự nhiên, đã trở nên vô cùng quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, cơn mưa đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất từ khi nào vẫn là một câu hỏi hóc búa.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Úc và Trung Quốc đã căn cứ vào đồng vị oxy được giữ lại trong các khoáng chất cổ xưa, để xác định chính xác thời gian xảy ra cơn mưa đầu tiên trên hành tinh của chúng ta. Đó là khoảng 4 tỷ năm trước, sớm hơn 500 triệu năm so với những tính toán trước đây.

Lúc bấy giờ, Trái Đất cổ xưa sở hữu cảnh quan khô cằn, bụi bặm và không có nhiều nước. Việc xuất hiện cơn mưa có thể đã góp phần tạo ra những mầm mống đầu tiên của sự sống.

Đây là kết luận được đưa ra sau khi giới khoa học phân tích những vật liệu lâu đời nhất còn sót lại từ lớp vỏ Trái Đất, được lưu trữ ở dãy Jack Hills, Tây Úc. Theo nghiên cứu, những hạt nước từ cơn mưa lâu đời nhất trên Trái Đất nhiều khả năng đã được lưu lại bên trong các tinh thể zircon của đất đá.

Con mua dau tien tren Trai Dat xay ra khi nao?
Cơn mưa đầu tiên trên Trái Đất nhiều khả năng xảy ra vào 4 tỷ năm trước.

Trong gần 4,4 tỷ năm, các khoáng chất nguyên thủy này hầu như không thay đổi dưới nhiệt độ và áp suất của môi trường, giúp chúng ta có được cái nhìn rõ nét hơn về lịch sử hình thành Trái Đất.

"Chúng tôi đã tìm thấy các dấu hiệu đồng vị nhẹ bất thường của khoáng chất zircon, có từ khoảng 4 tỷ năm trước," Hamed Gamaleldien, nhà địa chất học và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Để đưa ra nhận định trên, Gamaleldien và các cộng sự đã sử dụng phương pháp quang phổ khối ion thứ cấp để phân tích các hạt zircon nhỏ, nhằm suy ra đồng vị oxy nào có mặt trong đá magma đã hình thành nên các tinh thể.

Theo lý giải của Gamaleldien, những đồng vị nhẹ bất thường bên trong khoáng chất zircon chỉ có thể xuất hiện khi chúng tiếp xúc với nước ngọt, đặc biệt là loại nước mới rơi xuống từ khí quyển.

Bằng chứng về nước ngọt tồn tại ở sâu bên trong lòng đất cũng thách thức giả thuyết hiện có rằng Trái Đất từng bị đại dương bao phủ hoàn toàn cách đây 4 tỷ năm.

"Những phát hiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử ban đầu của Trái Đất và mở ra những cánh cửa để khám phá sâu hơn về nguồn gốc của sự sống," Gamaleldien nhấn mạnh.

Quái lạ cơn mưa thằn lằn, thịt tươi thình lình xuất hiện trên Trái đất

Hiện tượng hàng nghìn con cá hay thằn lằn đóng băng từ trên trời rơi xuống là hai trong số những cơn mưa kỳ quái và bí ẩn nhất hành tinh.

Quai la con mua than lan, thit tuoi thinh linh xuat hien tren Trai dat
Florida, Mỹ từng đón mưa thằn lằn đóng băng vào năm 2008. Thằn lằn máu lạnh là loài vật xâm lấn Florida với sở thích làm nhà trên các nhánh cây. 

Mưa máu, mưa tiền... bất ngờ dội xuống Trái Đất, chuyên gia hoang mang

Trong những năm qua, người dân ở nhiều nước trên thế giới đã chứng kiến các cơn mưa kỳ lạ như mưa cá, mưa máu, mưa nhện, mưa thịt... Thậm chí, một "cơn mưa tiền" từng xảy ra ở Nga.

Mua mau, mua tien... bat ngo doi xuong Trai Dat, chuyen gia hoang mang
Năm 1986, người dân ở vùng biển Okhotsk gần Siberia bất ngờ chứng kiến "cơn mưa bò". Cơn mưa kỳ lạ này đúng như tên gọi khi có khoảng 23 con bò rơi từ trên trời xuống đất. Nguyên nhân dẫn tới "cơn mưa bò" về sau được xác định là do một chiếc máy bay chở bò của Nga đang bay thì bất ngờ đàn bò "lên cơn điên". Vì vậy, phi công đã phải mở cửa khoang hàng và để cho chúng rơi khỏi máy bay. 

Tin mới