Con người có hy vọng chữa bệnh khi nhà khoa học lần đầu tiên diệt hết HIV ở chuột

Các nhà khoa học vừa tuyên bố, lần đầu tiên họ đã thành công trong việc loại bỏ HIV khỏi ADN của những con chuột nhiễm bệnh, tiến thêm một bước tới việc loại bỏ virus này khỏi cơ thể con người.

Các nhà khoa học công tác tại Đại học Temple và Đại học Y Nebraska (Mỹ) loại bỏ được HIV bằng việc kết hợp công nghệ chỉnh sửa gien và một loại thuốc kháng virus giải phóng hoạt chất một cách từ từ, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế “Nature Communications” hôm 2/7.
“Có thể chữa được HIV. Sẽ phải mất thêm một chút thời gian nhưng có được bằng chứng về khái niệm này khiến tất cả chúng tôi phấn khích”, báo Mỹ USA Today ngày 2/7 dẫn lời Howard Gendelman, một nhà khoa học tham gia nghiên cứu-trưởng khoa dược lý và khoa học thần kinh thực nghiệm của Đại học Y Nebraska.
Con nguoi co hy vong chua benh khi nha khoa hoc lan dau tien diet het HIV o chuot
Hiện có gần 37 triệu người có HIV , họ cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Ảnh: UNAIDS. 
Theo Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, hiện có gần 37 triệu người có HIV trong cơ thể và nếu không được điều trị, họ sẽ trở thành bệnh nhân AIDS.
Việc điều trị HIV hiện nay liên quan liệu pháp kháng virus (ART) mà người có HIV phải theo hằng ngày đến hết đời. ART sẽ áp chế khả năng HIV nhân lên nhưng thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
Nếu bệnh nhân ngừng dùng thuốc, HIV sẽ hồi phục vì virus này có khả năng tích hợp chuỗi ADN của nó vào bộ gien của các tế bào hệ miễn dịch. Nó ngủ đông ở đó và nằm ngoài tầm với của thuốc kháng virus.
Các nhà khoa học đã sử dụng một dạng mới của ART với tên gọi là LASER ART. Họ dùng LASER ART trên 24 con chuột được “người hóa” – tức là được chỉnh sửa gien sao cho có độ tương đồng với phản ứng miễn dịch ở con người.
Các nhà khoa học đã kiểm soát được việc giải phóng thuốc và trao đổi chất, giúp thuốc ức chế sự nhân lên của virus trong khoảng thời gian dài hơn so với ART hiện nay.
Sau đó họ dùng một công cụ chỉnh sửa gien tên là CRISPR-Cas9 để mổ xẻ ADN, bổ sung hoặc vô hiệu hóa một số gien nhất định. Ở đây, họ chỉnh sửa bộ gien HIV tích hợp.
Kết quả là 9 trong số 23 con chuột đã khỏi bệnh, hoàn toàn sạch bóng HIV.
Ông Gendelman nói rằng, trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, cần phải nghiên cứu thêm về tác dụng tiêu cực (nếu có) của liệu pháp chỉnh sửa gien và cách thức tăng liều cho con người.
Tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam còn sống tính đến thời điểm 18/6/2019 là 209.400 người và số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 96.500, theo Tổng cục Thống kê. Số người tử vong do HIV/AIDS tính đến thời điểm trên là 98.300 người.

Tìm ra kháng thể mới tiêu diệt được 99% virus HIV

Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm thành công một kháng thể mới giết chết được 99% virus HIV và ngăn ngừa nhiễm trùng ở khỉ.

Theo BBC, thử nghiệm được tiến hành trên 24 con khỉ cho thấy chúng miễn nhiễm với virus HIV sau khi được tiêm kháng thể, dù sau đó tiếp tục bị tiêm virus HIV vào cơ thể.
Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể người khó tiêu diệt được virus HIV vì chúng có khả năng biến đổi, thay đổi hình dạng và tạo ra nhiều chủng virus khác nhau.
Trong nhiều năm qua, cơ thể của một số ít bệnh nhân phát triển được các 'kháng thể vô hiệu hóa diện rộng'. Các nhà khoa học cho biết những kháng thể này có thể tấn công nhiều dạng virus HIV, ngay cả khi virus thay hình đổi dạng.
Tim ra khang the moi tieu diet duoc 99% virus HIV
Bộ ba kháng thể mới có thể tiêu diệt 99% virus HIV ở khỉ. Ảnh: BBC. 
Vì vậy, họ kết hợp 3 loại 'kháng thể vô hiệu diện rộng' gọi là 'bộ ba kháng thể'. "Chúng mạnh hơn và có bề rộng lớn hơn bất kỳ kháng thể đơn lẻ nào đã từng được khám phá," tiến sĩ Gary Nabel, giám đốc khoa học của Sanofi, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Mục tiêu của các nhà khoa học tiếp theo là các kháng thể này sẽ tiêu diệt tới 90% các chủng virus HIV.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia (Mỹ) phát biểu trên BBC: "Sự kết hợp ba loại kháng thể có thể vượt qua sự phòng vệ của virus để phòng ngừa và điều trị HIV hiệu quả."
Giáo sư Linda-Gail Bekker, Chủ tịch Hội AIDS quốc tế, khẳng định: "Loại siêu kháng thể này dường như vượt qua các giới hạn tự nhiên và có thể được ứng dụng nhiều hơn chúng ta tưởng. Đây là một bước đột phá rất lớn".
Thử nghiệm này sẽ được tiến hành trên người vào đầu năm 2018.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, là sự hợp tác giữa Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty dược Sanofi, đồng thời có sự tham gia của các nhà khoa học tại Đại học Y Harvard, Viện nghiên cứu Scripps và Viện Công nghệ Massachusetts.
Hai việc cần làm ngay khi lỡ quan hệ với người nhiễm HIV Người lỡ quan hệ với người nhiễm HIV và không dùng các biện pháp an toàn cần xử lý khẩn cấp để tránh lây bệnh.

Làm ngay điều này để kéo dài sự sống khi phát hiện nhiễm HIV

HIV từng được cho là bản án bán tử hình đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, một người dương tính với HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh.

Mới đây, hàng chục người dân tại xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) được xác định nghi mắc HIV sau khi chữa bệnh tại nhà một bác sĩ trên địa bàn. Họ đang chờ kết quả kiểm tra tình trạng dương tính với HIV của mình. Trong đó, nhiều người đã được xác định nhiễm HIV. Điều này gây hoang mang cho những người dân nơi đây.

Tin mới