Con người ta khi già đi cũng đừng làm 3 việc này

Con người ta khi già đi, nếu không muốn bị người khác ghét bỏ, đầu tiên phải chăm sóc tốt cho chính mình, biết kiềm chế những hành vi và tư tưởng của chính mình

Một khi cảm thấy bản thân trở nên dư thừa, khiến người khác ghét bỏ thì sẽ sinh ra một gánh nặng tâm lý rất lớn. Cho dù sức khỏe vẫn rất dồi dào, cuộc sống rất giàu có cũng sẽ sinh ra những suy nghĩ cực đoan, cuối cùng sẽ u uất mà sinh bệnh. Nhưng thực ra không cần phải suy nghĩ như vậy, so với những kẻ thất đức, quái thai thì chỉ cần bạn chăm sóc tốt cho bản thân đã là phúc phận rất lớn đối với con cái rồi.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay

Trong bộ phim "Vòng quay hạnh phúc" nổi tiếng năm 2019 có sự tham gia của các diễn viên gạo cội như Diêu Thần, Nghê Đại Hồng, Quách Kinh Phi, rất nhiều người đều nói rằng, nhà ai mà có một người già như Tô Đại Cường thì đúng là gia môn bất hạnh.

Nguyên nhân là bởi Tô Đại Cường không những không biết suy nghĩ cho con cái, ngược lại còn gây biết bao phiền phức cho con cái, một người già như vậy khiến người ta ghét bỏ cũng là điều bình thường.

Ai rồi cũng sẽ có ngày phải già đi, có lẽ chẳng ai sẽ hy vọng bản thân sau khi già đi bị người khác ghét bỏ. Nếu như bạn cũng có suy nghĩ như vậy, vậy thì nhất định đừng làm 3 việc sau:

Trọng nam khinh nữ

Phận làm cha mẹ, không thể đối xử công bằng với các con mình, bản thân việc này đã ảnh hưởng tới hướng đi của cả gia đình, còn ảnh hưởng tới quan hệ tình cảm giữa anh chị em trong nhà. Trong bộ phim "Chuyên gia nhà đất" có sự tham gia của Tôn Lệ và La Tấn, bố mẹ của nhân vật Phòng Tự Cẩm chính là ví dụ điển hình trong việc trọng nam khinh nữ.

Cha mẹ cô có quan niệm trọng nam khinh nữ vô cùng cổ hủ, tư tưởng này đã cắm rễ trong đầu họ, họ coi con gái mình thành một vật đính kèm, luôn khống chế cuộc đời của con gái, dường như giá trị tồn tại duy nhất của con gái chính là giúp đỡ con trai. Phòng Tự Cẩm tự biết rằng tri thức chính là chìa khóa thay đổi số phận, chỉ cần cha mẹ cô đồng ý, ủng hộ, tương lai cô nhất định sẽ có tiền đồ sáng lạn, sau này cô cũng sẽ cố gắng báo đáp cho họ.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay-Hinh-2

Nhưng từ nhỏ đến lớn, người thân trong gia đình của Phòng Tự Cẩm chưa từng ủng hộ cô điều gì. Cô chỉ có thể vừa làm việc, vừa tự học nhưng điều đáng tiếc là cô không thể nào có được văn bằng chính thức. Phòng Tự Cẩm không từ bỏ cuộc đời của mình, cô đã nắm bắt được cơ hội thực sự. Sau khi làm công việc tiếp thị bán hàng, cô không sợ vất vả, dần dần gặt hái được thành tích đáng nể. Cuộc đời của cô vốn dĩ có thể sống tốt đẹp hơn nhưng vì cha mẹ cô quá trọng nam khinh nữ khiến quan hệ giữa những người thân trong gia đình ngày càng căng thẳng hơn.

Những người già không có tầm nhìn xa, không có tư tưởng hiện đại thì càng dễ bị những tư tưởng cổ hủ trói buộc. Cha mẹ của Phòng Tự Cẩm thương con trai, luôn chỉ lo nghĩ cho con trai. Em trai của Phòng Tự Cẩm được cha mẹ bao bọc quá đà, không thể sống độc lập được, cũng chưa từng cố gắng phấn đấu. Dần dần, cậu ta quen với việc chăm sóc và tiếp tế từ chị gái của mình. Trong gia đình họ có mấy người chị em gái, nếu như cha mẹ họ không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lệch, mọi người đồng tâm hiệp lực thì có lẽ cuộc sống đã không khổ cực đến vậy.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay-Hinh-3

Tuy Phòng Tự Cẩm rất cố gắng phấn đấu, trong công việc luôn giữ giới hạn và nguyên tắc của mình nhưng chỉ khi đối mặt với người nhà, cô luôn lựa chọn thỏa hiệp, nhẫn nhịn. Cuối cùng cũng khiến cuộc sống của bản thân ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Một gia đình có hưng vượng hay không, cuộc sống có tốt đẹp hay không, quan trọng nằm ở người già. Hy vọng bạn không gặp phải ông bố, bà mẹ trọng nam khinh nữa, tư tưởng của họ không thể thay đổi, không những không có năng lực nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mà còn làm liên lụy cả tương lai của con cái.

Kiểm soát con cái quá nhiều

Hàng xóm nhà tôi là một người có tính kiểm soát rất mạnh. Bà có 2 người con, con gái đã lấy chồng xa từ lâu, vì việc này mà bà oán trách cô rất lâu. Thực ra con gái bà lựa chọn lấy chồng xa là có nguyên nhân, cô biết rõ nếu như lấy chồng ở quê thì mẹ cô chắc chắn sẽ can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của họ, rất khó có thể có được tự do thực sự.

Để thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, cô chỉ có thể lựa chọn con đường hợp với bản thân mình hơn. Nhưng con trai của bà lại không thể thoát được điều này. Khi cậu lên đại học có quen một cô bạn gái, tình cảm của họ rất tốt nhưng bà mẹ lại không hề thích cô gái, dùng mọi cách để bắt họ chia tay.

Sau này, bà nhờ họ hàng giới thiệu người yêu cho con trai, nếu con trai không hợp tác thì sẽ bắt đầu làm loạn lên. Không ăn, không uống, không ra ngoài, không ngủ nghỉ, ép con trai phải đồng ý bằng được. Cho dù cậu đã làm theo lời mẹ mình, lấy cô gái mà bà ưng ý, sự kiểm soát của bà vẫn không dừng lại. Bà luôn chỉ chỉ trỏ trỏ, can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của họ, thậm chí còn muốn kiểm soát cả con dâu.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay-Hinh-4

Vào ngày cuối tuần, thỉnh thoảng cô con dâu sẽ về nhà ngoại ăn cơm, bà lại không đồng ý. Hàng ngày động một tí là bà mắng mỏ, giáo huấn con dâu, muốn con dâu phải nghe lời, phục tùng mình vô điều kiện. Thế nhưng con dâu bà là con gái một trong nhà, từ nhỏ đã được cưng chiều, sao có thể chịu uất ức như thế được. Vậy là kết hôn chưa được vài năm thì cả hai đã ly hôn.

Con trai bà giờ đã ngoài 30 tuổi nhưng do có một bà mẹ quá quắt, độc đoán mà cuộc sống ngày càng trở nên thê thảm. Những cô gái đi xem mắt anh khi biết tình hình gia đình anh như vậy cũng không muốn liên lạc qua lại với anh nữa.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay-Hinh-5

Tính cách của người già, thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến một gia đình. Những ông bố, bà mẹ có lòng kiểm soát quá mạnh, không biết tôn trọng người khác, muốn tất cả phải dựa theo ý muốn của mình, không hề có lòng đồng cảm, cuối cùng sẽ chỉ khiến gia đình này ngày càng lạnh giá, không có tình cảm.

Gây phiền phức cho con cái, suy nghĩ tiêu cực, sống tiêu cực

Bà nội của bạn tôi có tâm thái không được tốt, năm nay mới 63 tuổi, sức khỏe tuy có chút vấn đề nhưng nếu duy trình tâm trạng tốt thì có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn. Cha mẹ của cô rất hiếu thuận với bà nội, chuyện gì cũng suy nghĩ cho bà trước. Nhưng bà lúc nào cũng luôn dùng suy nghĩ tiêu cực để nhìn nhận sự việc, chỉ cần thấy cơ thể khó chịu một chút thôi đã bắt đầu nghĩ ngợi lung tung. Cha của cô đành phải xin nghỉ ở nhà chăm bà. Ông kiên nhẫn khuyên bà đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, nhưng bà nhất định không chịu.

Để chăm sóc cho bà, mẹ cô mỗi đêm đều sẽ phải tỉnh dậy rất nhiều lần, bà nội khát nước phải rót nước cho bà hoặc dìu bà đi vệ sinh,… Bố mẹ cô bị bà nội “hành” tới mức tiều tụy, họ cũng không yên tâm làm việc. Cả hai thường xuyên cãi vã vì chuyện của bà nội.

Con nguoi ta khi gia di cung dung lam 3 viec nay-Hinh-6

Nếu trong gia đình có một người già có tâm tính xấu thì họ giống như một đứa trẻ không chịu lớn vậy, luôn ngang bướng, vô lý. Không khí trong gia đình cũng ngày càng căng thẳng, lâu dần mọi người đều cảm thấy mệt mỏi.

Bẫy nhục của mẹ chồng

Chuỗi ngày đắng cay, tủi nhục, oan ức của chị bắt đầu sau khi chị sinh con được 5 tháng. Mẹ chồng rắp tâm giăng bẫy đuổi chị khỏi nhà.

Chị H. (Phủ Lý - Hà Nam) kể, 27 tuổi chị về làm dâu nhà người ta. Trước khi cưới, chị cũng gặp phải rào cản từ phía mẹ chồng.

Nàng dâu từ núi rừng

Giờ đây, với dì, cô gái “dân tộc” ấy đúng là một cô con dâu khó kiếm.

Dì tôi có hai con, một trai một gái. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, con trai của dì xung phong lên một huyện miền núi công tác. Biết tin con trai có con với một cô “dân tộc” đã từng một đời chồng, dì stress nặng, đau ốm triền miên. Cô gái ấy xinh đẹp, hát hay, là một phát thanh viên có giọng đọc hút hồn của đài truyền thanh địa phương, nên còn được mọi người ví von là “họa mi của núi rừng”.

Không nhận dâu, dì chối từ luôn đứa cháu nội có cặp mắt “dại dại” như mẹ nó. Cặp mắt… thượng du ấy đã ám ảnh dì suốt một thời gian dài. Cô con dâu mà dì không chấp nhận cũng dằn vặt, đau khổ, xem mình là kẻ tội đồ. Không ít lần cô tự trách mình sao lại yêu một người chưa từng có vợ, lại là con trai duy nhất trong một gia đình nề nếp. Cô biết, mẹ chồng bị sốc, thậm chí căm thù cô đã “hủy hoại” những kỳ vọng của bà vào con trai. Nhiều đêm vợ chồng cô không ngủ, trăn trở làm thế nào để thuyết phục mẹ. Rồi hai vợ chồng quyết định đầu tư làm kinh tế, chuẩn bị cho kế hoạch “tiến về đồng bằng”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Họ thuê người phụ việc, đầu tư mở một quán cơm ngay trung tâm thị trấn. Nhờ cung cách phục vụ và chế biến thức ăn ngon, quán trở thành sự lựa chọn của nhiều thực khách khó tính. Dù vậy, cô luôn động viên chồng đừng bận tâm đến hàng quán, mà năng về thăm mẹ, thuyết phục mẹ. Mỗi chuyến về xuôi, cô tìm mua mật ong rừng, măng rừng, thịt heo rừng, thịt nai, hoặc những đặc sản của rừng để chồng mang về biếu mẹ. Kinh tế khá dần lên, vợ chồng cô nhận phần lo cho em gái học đại học. Dù đang ăn nên làm ra, cô vẫn bàn với chồng chuyển công tác về xuôi, còn cô quyết định nghỉ việc (một quyết định khó khăn với cô) để chăm mẹ, tiếp tục kinh doanh. “Họa mi” đã làm tất cả để mong mẹ chồng chấp nhận cô, nhưng dì tôi vẫn cương quyết không sống cùng với con nhỏ “thượng du” ấy.

Về đồng bằng, vợ chồng phải thuê nhà ở riêng, nhưng vẫn không thôi quan tâm đến mẹ, dù không ít lần bị hắt hủi, la mắng. Thật ra, chẳng người mẹ nào muốn con cái mình đau khổ, nhất là khi các con luôn tỏ ra hiếu thảo, hết lòng vì mẹ. Dì tôi có lần nói về cô con dâu: “Xét cho cùng, nó cũng không có lỗi; tuy khác biệt văn hóa, lối sống, nhưng biết hòa nhập, biết học hỏi, biết sống”. Rồi dần dần dì tôi bắt đầu nhận cháu, nhận dâu. Có cô về, nhà cửa tinh tươm, những món ăn lạ miệng của cô đã thuyết phục được mẹ chồng. Cô làm tất cả không phải “mua chuộc” mà xuất phát từ tấm lòng của một cô gái Cơ tu chân thành, bộc trực. Dì tôi có lần còn tỏ ra ân hận vì những định kiến của mình. Giờ đây, với dì, cô gái “dân tộc” ấy đúng là một cô con dâu khó kiếm.

Tin mới