Theo thông tin đăng tải, Tiểu Hà, một bé gái chưa đầy 2 tuổi ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, được gia đình đưa đến Khoa Nhi của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em thành phố vì thường xuyên quấy khóc, rất khó dỗ. Tại đây, bác sĩ đề nghị làm CT đầu.
Nào ngờ, kết quả cho thấy có tổn thương ở não của bệnh nhi. Bác sĩ cho biết, khi Tiểu Hà nhập viện, xương sọ đã bị bào mòn, tổn thương,...bước đầu xác định là u nguyên bào thần kinh.
Hơn nữa, tổn thương ở đầu không phải là tổn thương chính, tổn thương nguyên phát ở tuyến thượng thận phải của bé gái.
Các bác sĩ đang theo dõi tình trạng của Tiểu Hà. |
Gia đình không thể chấp nhận được sự thật nhưng sau đó họ thừa nhận đã quá chủ quan. Về phía các bác sĩ điều trị, xét thấy khối u đã lớn và di căn, phá hủy xương nên nhóm chuyên gia quyết định cho Tiểu Hà thực hiện hóa trị trước. Hiện tại, các triệu chứng đã thuyên giảm đáng kể, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương.
Bác sĩ cho biết thêm, sở dĩ Tiểu Hà còn nhỏ nhưng đã bị khối u ác tính là do yếu tố di truyền, ảnh hưởng từ môi trường và chế độ ăn uống. Trong quá trình phát triển phôi thai, nếu xảy ra một đột biến nào đó, hoặc bị tác động bởi các yếu tố bất lợi thì khả năng biệt hóa của tế bào sẽ bị chặn lại, không thể biệt hóa bình thường hoặc quá trình biệt hóa ngừng lại, dễ dẫn đến khối u.
Các mô dễ mắc các khối u ác tính ở trẻ sơ sinh tập trung ở hệ thống tạo máu, hệ thần kinh trung ương và giao cảm, mô mềm và thận,… chủ yếu là các khối u phôi và các sarcoma.
Các triệu chứng ban đầu của khối u ở trẻ em hầu hết là sốt không rõ nguyên nhân, sưng hạch, khối u ở bụng,…Triệu chứng không điển hình, không rõ ràng, ngoài ra trẻ chưa có khả năng tự báo tình trạng sức khỏe nên rất dễ bị bỏ sót, thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Các bác sĩ cho biết, so với tiên lượng xấu của di căn ung thư ở người lớn, trẻ em rất nhạy cảm với các loại thuốc hóa trị, trẻ mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể khỏi bệnh và xuất viện mà chỉ cần phẫu thuật, không cần hóa trị nên việc phát hiện sớm và điều trị sớm là rất quan trọng.
Theo các bác sĩ, khoảng 3 tuổi là thời kỳ cao điểm của nhiều loại u nguyên bào thần kinh, trẻ em bước vào thời kỳ tương đối an toàn sau 6 tuổi, 12-14 tuổi là thời kỳ cao điểm của bệnh u xương và ung thư hạch.
Bác sĩ nhắc nhở, sau khi trẻ được sinh ra, trước khi vào nhà trẻ và trước khi đi học tiểu học, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, nếu có khối u ác tính thì về cơ bản có thể phát hiện sớm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV1