Con tàu lớn bỗng bật đèn sáng choang rồi thả cầu nâng: Kết quả ấn tượng!

Con tàu đã có một đêm thu hoạch 'khủng', họ đã bắt được sinh vật gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi những con tàu lớn bắt mực khổng lồ (Tên khoa học là Architeuthis dux) như thế nào? Vậy thì bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cận cảnh nhất về việc đánh bắt loại hải sản giá trị này.
Con tau lon bong bat den sang choang roi tha cau nang: Ket qua an tuong!
 
Mực khổng lồ là loài sinh vật biển sống ở tầng đáy ở các vùng biển sâu, loài mực này có thể phát triển kích thước rất lớn (con mực lớn nhất được ghi nhận dài từ 12m đến 13m ở con cái và chỉ khoảng 10m đối với con đực).
Mực khổng lồ có hai xúc tu rất dài (từ 9m đến 10 m) cùng 8 'cánh tay' khác ngắn hơn. Chính do kích thước to lớn nên mực khổng lồ có rất ít kẻ thù tự nhiên; thường chỉ các loài cá voi to lớn hay cá mập mới có thể hạ gục được mực khổng lồ.
Làm thế nào mà các con tàu lớn có thể bắt được mực khổng lồ?
Quá trình bắt mực sẽ được diễn ra vào buổi tối, sử dụng những bóng đèn công suất lớn hai bên tàu sẽ thu hút đàn mực tới. Sau đó một hệ thống cầu nâng có ròng rọc sẽ thả những sợi dây có gắn một lưỡi câu mực vô cùng đặc biệt.
Sau đó hệ thống kéo sẽ tự động thu những sợi dây lên tàu và các con mực sẽ bị bắt lên tàu đồng loạt. Ngay sau đó là quá trình chế biến và đóng gói mực sẽ được diễn ra ngay trên tàu để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Bắt được mực đại vương, dài hơn 3m

(Kiến Thức) - Loài mực khổng lồ này còn được gọi là mực đại vương, thường được tìm thấy ở vùng biển sâu từ 600 - 1000m. Hiện tại lại được tìm thấy gần bờ sông, theo phỏng đoán rất có thể con mực khổng lồ bị thủy triều kéo vào.

Thường khi những sinh vật khổng lồ xuất hiện, sự có hiện tượng dị thường xảy ra, khiến mọi người lo lắng về thảm họa thiên nhiên có thể xảy đến.
Mới đây, tại một con sông thuộc thành phố Hamada, tỉnh Shimane Nhật Bản, người dân đã bắt được một con mực khổng lồ dài 3,4m, gây xôn xao dư luận.

Mực đại vương siêu khổng lồ "thách thức" giới khoa học thế này

(Kiến Thức) - Loài mực khổng lồ đại vương sống ở vùng biển sâu, vì vậy rất khó tìm thấy. Khi được phát hiện lần đầu tiên, mực đại vương khiến các nhà khoa học phải dùng tới 2 chiếc tàu lặn, 55 lần lặn và 285 lặn mới tìm thấy nó.

Tin mới