Con trai ông Trần Bắc Hà nhận thù lao “sốc” 2,5 triệu đồng/tháng

Ông Trần Duy Tùng (1985), con trai ông Trần Bắc Hà, nhận thù lao 2,5 triệu đồng/tháng cho chức vụ thành viên HĐQT tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn.

Công ty CP Cảng Quy Nhơn (mã chứng khoán QNP) vừa có thông báo gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ông Trần Duy Tùng không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kể từ ngày 1/10, sau khi có đơn xin từ chức hôm 22/9.
Ông Trần Duy Tùng (1985), con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV, được Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty CP Cảng Quy Nhơn 2017 chấp thuận trở thành thành viên HĐQT, sau một thời gian là thành viên tạm thời thay ông Trần Tuấn Nghĩa hồi giữa năm 2016.
Trước đó, ngày 22/09/2017, ông Trần Duy Tùng đã có đơn gửi đến trụ sở Chính của QNP để xin từ chức chức vụ Thành viên HĐQT. Đáng lưu ý, ông Trần Duy Tùng mới chỉ bắt đầu tham gia HĐQT QNP cách đây hơn một năm, cụ thể là ngày 19/7/2016.
Con trai ong Tran Bac Ha nhan thu lao “soc” 2,5 trieu dong/thang
 Hình ảnh tại cảng Quy Nhơn. Ảnh: Báo Bình Định
Khi đó, ông Tùng tham gia HĐQT QNP dưới tư cách là bầu bổ sung tạm thời. Mãi đến ngày 22/4/2017 vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, việc bầu bổ sung ông Tùng vào HĐQT QNP mới chính thức nhận được sự thông qua của các cổ đông.
Trong khoảng thời gian giữ chức Thành viên HĐQT QNP trong năm 2016, ông Trần Duy Tùng chỉ được nhận mức thù lao 13,5 triệu đồng; Trong khi ông Trình Văn Nhất nhận được 7,5 triệu đồng.
Thực tế, mức thù lao HĐQT ở QNP là không cao. Như ông Lê Hồng Thái, suốt cả năm đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT QNP, ông Thái chỉ nhận được mức thù lao 48 triệu đồng.
Theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ QNP phê duyệt, mức thù lao dành cho các lãnh đạo chủ chốt của Cảng này cũng không có nhiều đột phát trong năm 2017.
Theo đó, tổng mức thù lao QNP duyệt cho HĐQT trong năm 2017 chỉ là 168 triệu đồng. Trong đó, phần dành cho Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm là 48 triệu đồng, tương đương 4 triệu đồng/tháng.
120 triệu đồng còn lại được chia đều cho 04 thành viên HĐQT còn lại – trong đó có ông Trần Duy Tùng, tương ứng 2,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là khung thù lao được QNP xây dựng cho các Thành viên HĐQT không chuyên trách, mức cho các thành viên HĐQT chuyên trách là 20 triệu đồng/người/tháng nhưng HĐQT QNP không có thành viên nào chuyên trách.
Như vậy, với việc đã chính thức không còn tư cách Thành viên Hội đồng quản trị tại công ty này kể từ ngày 1/10/2017, tạm tính, ông Tùng sẽ nhận được khoảng 22,5 triệu đồng cho 9 tháng giữ chức Thành viên HĐQT QNP trong năm 2017.
Việc từ nhiệm của ông Trần Duy Tùng tại QNP nhận được sự chú ý của thị trường tài chính.
Trước đó, Chính phủ yêu cầu thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, bởi có dấu hiệu thất thoát tài sản nhà nước tại đây. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 7 cũng đã chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.
Ông Trần Duy Tùng rút lui khỏi Cảng Quy Nhơn khoảng hơn 1 tháng sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn sau đó được xác định là thất thiệt, không có căn cứ, nhưng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam khi đó bốc hơi gần 2 tỷ USD.

Bác tin ông Trần Bắc Hà bị bắt, cổ phiếu BIDV ngừng lao dốc

(Kiến Thức) - Sau khi tin đồn ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV bị bắt được bác bỏ, đà lao dốc của cổ phiếu BID đã có dấu hiệu chững lại.

Chốt phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (10/8), cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV liên tục biến động, cao nhất lên 20.800 đồng/cổ phiếu và thấp nhất xuống còn 19.400 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, cổ phiếu BID giảm nhẹ (0,1%) từ mức 20,400 đồng/cổ phiếu (mở cửa), xuống còn 22.000 đồng/cổ phiếu (đóng cửa).

Mặc dù vẫn giảm điểm xong rõ ràng đà lao dôc của cổ phiếu BID đã chững hẳn lại. Trước đó, cùng với tin đồn ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, bị bắt vì có liên quan đến đại án Phạm Công Danh và ông Trầm Bê lan truyền rộng rãi, phiên giao dịch ngày 9/8 đã ghi nhận mức giảm giá kỉ lục của cổ phiếu BID (9,73%) từ mức 22.100 đồng/cổ phiếu (mở cửa) xuống còn 20.400 đồng/cổ phiếu (đóng cửa).

Bac tin ong Tran Bac Ha bi bat, co phieu BIDV ngung lao doc
 Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Vietnamnet.

Trong phiên này, ngoài cổ phiếu BID, rất nhiều mã chứng khoán khác trước đây tăng giá liên tục đã quay đầu giảm sàn mạnh, như CTG, MBB, HAR, SBT, HAI, BHS, QCG…

Diễn biến bất lợi nói trên khiến vốn hóa thị trường của sàn HSX “bốc hơi” 43.894 tỷ đồng chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Riêng vốn hóa thị trường của BIDV cũng sụt giảm tới 7.421 tỷ đồng, về mức 69.742 tỷ đồng. Một số mã cổ phiếu ngân hàng khác như CTG cũng mất hơn 3.100 tỷ đồng vốn hóa, MBB mất gần 1.500 tỷ đồng và VCB mất hơn 2.100 tỷ đồng.

Phiên giao dịch ngày 9/8 cũng ghi nhận sự sụt giảm đến 17,91 điểm của chỉ số VN-Index, còn 733,66 điểm; HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng giảm 1,22 điểm, còn 101,7 điểm.

Đầu năm 2013, ông Trần Bắc Hà cũng đã một lần bị đồn bị bắt. TTCK thời điểm đó đã giảm khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn HSX và HNX.

BIDV và chiếc ghế trống của ông Trần Bắc Hà

Dấu ấn lớn của cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà liệu có tạo áp lực lên người kế nhiệm?

Gần 1 năm kể từ ngày 1/9/2016, chiếc ghế chủ tịch BIDV mà ông Trần Bắc Hà bỏ lại vẫn chưa tìm được người thế chỗ.

Tin mới