Công an cần sớm vào cuộc vụ sập bẫy 'tín dụng đen' ở Vĩnh Phúc

Luật sư cho rằng để làm rõ hành vi cho vay tiền lãi suất cao, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tổng giám đốc Công ty cổ phần L. Việt Nam, cơ quan Công an cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ.

Trong bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin phản ánh của nhiều người dân ở Vĩnh Phúc cho rằng họ đang là nạn nhân của "tín dụng đen”, có dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mất đất đai, nhà cửa, xe cộ sau khi vay tiền với lãi suất cao từ ông Nguyễn K.Ng.- Tổng giám đốc, kiêm người đại diện Công ty cổ phần L. Việt Nam (địa chỉ ở huyện Mê Linh, TP Hà Nội).
Các trường hợp phản ánh gồm: Ông Nguyễn Đức Nhuận (SN 1963, trú tại Trại Cúp, thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); anh Bùi Văn Dương (SN 1985, trú tại xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc); chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1983, trú tại phường Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và anh Tạ Văn Chuân (SN 1987, trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Cong an can som vao cuoc vu sap bay 'tin dung den' o Vinh Phuc
Căn nhà có diện tích 100m2 tại Trại Cúp, thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) của gia đình ông Nhuận đã bị ông Ng. bán cho người khác. 
Dưới góc độ pháp lý của sự việc, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Vũ Văn Tú - Công ty Luật TNHH Vietvalue (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay” là vi phạm hành chính (Theo điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình). Trong khi đó, mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước áp dụng thời điểm này là 9%/năm (theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Do đó, khi giao dịch dân sự cho vay có cầm cố tài sản có lãi suất vượt mức 13,5%/năm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cong an can som vao cuoc vu sap bay 'tin dung den' o Vinh Phuc-Hinh-2
Luật sư Vũ Văn Tú - Công ty Luật TNHH Vietvalue (Đoàn luật sư TP Hà Nội). 
Với trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Đức Nhuận, anh Bùi Văn Dương được ông Ng cho vay với lãi suất là 73%/năm (2.000 đồng/1 triệu/ngày) đã vợt mức lãi suất tối đa theo quy định hơn 5 lần. Vì thế, hành vi của ông Nguyễn K.Ng. đã cấu thành vi phạm hành chính, có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.
Ngoài ra, với hộ ông Tạ Văn Chuân được ông Ng. cho vay tiền với mức lãi suất là 9.000.000 đồng/ tháng tức là 108% năm. Đây là mức lãi suất đủ cấu thành vật chất tội cho vay trong giao dịch dân sự. Do vậy, hành vi cho vay tiền của Ng. trong trường hợp này có dấu hiệu phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, có thể bị xử phạt hành chính từ 50 đến 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Hình phạt bổ sung, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
“Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (tức là từ 100%/năm trở lên) và thu lợi bất chính”, luật sư Tú cho hay.
Bên cạnh đó, luật sư Vũ Văn Tú còn cho rằng hành vi của Tổng giám đốc Công ty cổ phần L. Việt Nam, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tất cả nạn nhân.
Luật sư  Vũ Văn Tú phân tích: Thứ nhất, ông Ng. cho vay lãi suất cao, yêu cầu người vay chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được soạn sẵn để che giấu khoản vay bất hợp pháp, sau đó dùng thủ đoạn xảo quyệt khiến người vay không thể thanh toán nợ được và hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản. Khi hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản, ngay lập tức đối tượng Ng. sẽ trốn tránh tìm cách cắt đứt liên lạc với người đi vay.
Thứ hai, ông Ng. cùng những người trong “đường dây” nhanh chóng chuyển tài sản cho người thứ ba để chủ tài sản gặp khó khăn trong việc đòi lại tài sản.
Thứ ba, người thứ ba quay trở lại đòi tài sản một cách hợp pháp để hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản.
“Đối chiếu theo điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, với hành vi trên có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, luật sư Vũ Văn Tú viện dẫn.
Theo luật sư Tú thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương đã gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như: Các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính…; các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức; các cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp…
Nhiều người dân do nhu cầu cần thiết của cuộc sống đã không chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà lại nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng cho vay theo kiểu “tín dụng đen”.
Do vậy, để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tránh những trường hợp người dân khác sập bẫy "tín dụng đen”, luật sư Tú kiến nghị Công an tỉnh Vĩnh Phúc cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi cho vay tiền lãi suất cao, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tổng giám đốc Công ty cổ phần L. Việt Nam.
“Để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen, người đi vay tín dụng tiêu dùng cần phải biết rõ công ty tài chính, ngân hàng, người cho mình vay có được phép hoạt động hay không, cần tìm hiểu những quy định và có hợp đồng cụ thể… Luật quy định hợp đồng vay là hợp đồng bằng văn bản, trong hợp đồng thể hiện rõ lãi suất, phương thức xử lý nợ. Nếu là công ty núp bóng trá hình sẽ "né" quy định, không ký hợp đồng chính thức”, luật sư Tú khuyến cáo.
*Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Khánh Hòa cảnh báo các hình thức góp vốn mua bất động sản

(Vietnamdaily) - Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các địa phương để cảnh báo về hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết đối với những dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.

Sở Xây dựng cho biết, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật Nhà ở năm 2014; các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định các điều kiện chủ đầu tư cấp 1 cần đáp ứng trước khi huy động vốn của khách hàng để phục vụ những dự án phát triển nhà ở, trong đó có các hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Tuy nhiên, hiện trên địa bàn có một số dự án chưa đáp ứng điều kiện để huy động vốn, nhưng chủ đầu tư cấp 1 vẫn đăng trên các website, trang mạng xã hội để quảng cáo và ký hợp đồng dưới các hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết để thu tiền của khách hàng làm nguồn vốn phát triển dự án.

Lâm Đồng đề nghị rà soát diện tích dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen

(Vietnamdaily) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến về hồ sơ đất đai, ranh giới và những nội dung thẩm định điều chỉnh dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen tại huyện Đạ Huoai.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất tại Quyết định số 2349 ngày 18/10/2011, với diện tích là hơn 361 ha đất lâm nghiệp (có rừng).

Tiếp đó, ngày 5/3/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận cho Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen.