Cảnh giác khi tham gia ứng dụng thanh toán hộ Myaladdinz

(Vietnamdaily) - Theo công an, về bản chất, ứng dụng Myaladdinz đang lấy tiền của người sau trả cho người trước và khi không có người tham gia mua “gem” nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ khó có thể lấy lại số tiền đã đầu tư.

Mới đây, Công an tỉnh Bình Phước đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo đến người dân về phương thức hoạt động của ứng dụng (app) thanh toán hộ Myaladdinz.

Theo Công an Bình Phước, thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội và nhiều tài khoản Facebook thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, video quảng cáo về ứng dụng thanh toán hộ có tên Myaladdinz.

Đây là một ứng dụng được giới thiệu là có thể thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… và có thể hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn, người dùng thanh toán càng nhiều thông qua ứng dụng sẽ được hoàn trả càng nhiều.

Để tham gia ứng dụng, người dùng đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời phải nạp tiền vào tài khoản của mình số tiền ít nhất là 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để sử dụng. Số tiền khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành “gem”, mỗi “gem” tương ứng với 1 USD.

Cong an canh bao: Canh giac khi tham gia ung dung thanh toan ho Myaladdinz
 

Người dùng khi thanh toán hóa đơn bằng “gem” sẽ được ứng dụng này hoàn trả 80% “gem” khi giao dịch hoàn thành chứ không hoàn lại bằng tiền. Người dùng chỉ cần dùng tiền thật để mua “gem” (tức là nạp tiền vào tài khoản), sau đó dùng “gem” đổi ra “điểm” để nhận lãi từ 0,2 - 0,1% điểm mỗi ngày.

Người tham gia nếu giới thiệu được nhiều người khác cùng sử dụng ứng dụng thì sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp.

Về bản chất, ứng dụng Myaladdinz đang lấy tiền của người sau trả cho người trước và khi không có người tham gia mua “gem” nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ khó có thể lấy lại số tiền đã đầu tư.

Theo Công an tỉnh Bình Phước, ứng dụng này chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do đó, việc người dân đăng ký tham gia ứng dụng có thể dẫn đến mất tiền hoặc bị đánh cắp dữ liệu cá nhân để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp. Đây là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định ANTT tại địa phương.

Công an tỉnh Bình Phước đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị và nhân dân nêu cao cảnh giác, không tham gia nạp tiền vào ứng dụng nêu trên.

Triệt phá nhóm dùng chiêu mới ‘hốt’ tiền tỷ của FE Credit

Phòng 9, Cục Cảnh sát hình sự đang phối hợp với trung tâm an ninh của công ty Fe Creadit điều tra, triệt phá ổ nhóm làm giả hồ sơ vay vốn thông qua ứng dụng $NAP.

Cơ quan Công an đang tạm giữ 5 nghi can để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

5 đối tượng đang bị tạm giam tại trại giam T16 gồm: Nguyễn Quang Huy (SN 1992), Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1991), Nguyễn Đăng Hiệp (SN 1996, đều ở Hải Phòng), Hoàng Mạnh Tuyền (SN 1992, Hưng Yên) và Hoàng Đình Cường (SN 1997).

Thẩm mỹ viện quốc tế Venus bị tố lừa đảo: Thanh tra Sở Y tế nói gì?

(Vietnamdaily) - Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tham mưu Ban Giám đốc sở trình Chủ tịch UBND TP để ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với chủ hộ hộ kinh doanh thẩm mỹ viện quốc tế Venus về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động.

Liên quan đến vụ một phụ nữ tố thẩm mỹ viện quốc tế Venus lừa đảo trong bán hàng và thăm khám, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc kiểm tra.

Theo Thanh tra, đơn vị đã tiến hành kiểm tra và xem xét hồ sơ liên quan đến hoạt động khám, chưa bệnh của thẩm mỹ viện quốc tế Venus và ghi nhận: