Công an TP HCM khuyến cáo rủi ro khi sử dụng wifi công cộng

Công an TP HCM khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, đặc biệt cẩn thận với hệ thống wifi công cộng.

Ngày 23-2, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao Công an TP HCM phát thông báo cảnh giác người dân luôn ý thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
Hiện nay tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, tài khoản facebook, zalo, sim điện thoại.
Chỉ cần sơ suất nhấp vào các đường link mà đối tượng gửi, thiết bị của người dân sẽ dính mã độc và đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng các tài khoản, sim điện thoại để chiếm đoạt tài sản, lừa đảo.
Cong an TP HCM khuyen cao rui ro khi su dung wifi cong cong

VPBank khuyến cáo người dân cẩn thận với các ứng dụng giả mạo chứa mã độc. 

Công an TP HCM khuyến cáo người dân bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng cách sử dụng chế độ xác thực hai yếu tố, ngoài mật khẩu cần có một thông tin khác để đăng nhập.
Đối với tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng cần đặt mật khẩu mạnh, kết hợp các ký tự, số, ký tự đặc biệt; không sử dụng mật khẩu đơn giản, mật khẩu số hoặc ngày tháng năm sinh...
Sử dụng trình duyệt web riêng tư, hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội, dùng trang web có giao thức https vì dữ liệu được mã hóa. Người dân cần đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong, thường xuyên cập nhật các phần mềm, hệ thống. Đặc biệt, Công an TP HCM khuyến cáo người dân cẩn thận với wifi công cộng, nếu sử dụng hãy đảm bảo sử dụng ứng dụng mã hóa dữ liệu hoặc sử dụng VPN.

Rủi ro khi sử dụng wifi công cộng

 Sử dụng wifi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật và an toàn thông tin cá nhân. Tin tặc có thể thiết lập mạng wifi giả mạo với tên giống hoặc tương tự các mạng wifi công cộng chính thống. Khi người dùng kết nối vào mạng giả mạo này, tin tặc có thể kiểm soát hoạt động trên mạng và đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.

Ngoài ra, việc kết nối wifi công cộng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác, cụ thể:

 Lưu lượng truy cập không mã hóa: Nếu mạng wifi công cộng không sử dụng mã hóa, tin tặc có thể dễ dàng theo dõi và chặn lưu lượng truy cập giữa thiết bị của người dùng và điểm truy cập wifi, từ đó lấy cắp thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng.

- Phần mềm độc hại: Tin tặc có thể tận dụng wifi công cộng để đưa phần mềm độc hại như virus, ransomware hay spyware vào các thiết bị của người dùng.

- Sự thiếu bảo mật của các thiết bị khác: Khi kết nối wifi công cộng, người dùng cũng có thể tiếp xúc các thiết bị khác đang kết nối cùng mạng, mà không phải tất cả đều được bảo vệ đầy đủ.

Công cụ phát hiện các điểm truy cập WiFi lừa đảo

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hành một công cụ mới có tên là Snappy, có thể phát hiện các điểm truy cập WiFi lừa đảo, giả mạo để đánh cắp dữ liệu.

WiFi công cộng tại nhà hàng, siêu thị, bến xe… thường được cung cấp miễn phí (không có mật khẩu). Nếu sử dụng WiFi công cộng để mua sắm trực tuyến hoặc giao dịch ngân hàng, bạn nên dừng thói quen này ngay lập tức.

Nhớ tắt wifi điện thoại khi ra đường, bất cẩn thiệt thân lại lo mất tiền

Nhiều người có thói quen bật wifi 24/24 nhưng không hề biết việc này lợi bất cập hại.

Ngày nay, tội phạm công nghệ xâm nhập qua wifi công cộng để lấy trộm thông tin khách hàng và thực hiện các hành vi trộm cắp lừa đảo ngày càng khó lường. Bởi vậy, tắt wifi khi bước ra khỏi cổng nhà, cổng cơ quan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn:

Tin mới