Công an TPHCM tiếp nhận, sáp nhập điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có lợi?

Việc Công an TPHCM tiếp nhận hồ sơ từ Công an Bình Dương, nhập vào vụ án đơn vị này đang điều tra sẽ có lợi cho bị can Nguyễn Phương Hằng.

Mới đây, Công an TPHCM tiếp nhận hồ sơ liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố trước đó, để nhập vào vụ án Công an TPHCM đang điều tra.
Trước đó, Công an tỉnh Bình Dương thụ lý đơn của 7 người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, trú tại TPHCM, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam). Công an tỉnh Bình Dương cũng đã thu thập 53 buổi livestream của bà Hằng.
Xét thấy các hành vi của bà Hằng có dấu hiệu cấu thành tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự, ngày 6/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Viện kiểm sát đã thống nhất khởi tố vụ án để điều tra.
Tuy nhiên, do ngày 24/3/2022, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Hằng để điều tra về cùng tội danh. Vì vậy, Công an tỉnh Bình Dương đã có văn bản trao đổi với Công an TPHCM theo hướng báo cáo Bộ Công an nhập vụ án để Công an TPHCM điều tra.
Cong an TPHCM tiep nhan, sap nhap dieu tra, ba Nguyen Phuong Hang co loi?
Bà Nguyễn Phương Hằng, 
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trường hợp bị can thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm ở nhiều địa phương khác nhau, cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo từng địa bàn, từng hành vi cụ thể theo thẩm quyền luật định nhưng sau đó cũng có thể nhập vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, mỗi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý một lần. Hành vi vi phạm pháp luật thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội danh nào thì sẽ bị xử lý về tội danh đó. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể là tình tiết định tội hoặc tình tiết định không tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Trường hợp bị can bị nhiều cơ quan điều tra cũng khởi tố về một tội danh có thể được nhập vụ án hình sự thành một tội và áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần để xét xử trong cùng một vụ án. Việc nhập vụ án hình sự theo quy định của pháp luật sẽ giảm thiểu được thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng có lợi cho bị can, bị cáo, đồng thời góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, công bằng, đúng pháp luật.
Pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền tự do, dân chủ trong đó có quyền tự do ngôn luận… đối tác với các vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do dân chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, nghiêm cấm việc lợi dụng việc thực hiện quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Pháp luật là một hệ thống thống nhất bao gồm nhiều ngành luật, nhiều chế định pháp luật, quy định về nhiều lĩnh vực để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trước pháp luật mọi người đều bình đẳng. Bởi vậy, việc thực hiện quyền tự do dân chủ của người này sẽ bị giới hạn bởi quyền tự do dân chủ của người khác.
Pháp luật cũng quy định quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín của mọi tổ chức, cá nhân. Hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 331 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Người thực hiện hành vi phạm tội mà sử dụng mạng internet gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, Điều 331 bộ luật hình sự.
Theo đó, với mỗi lần thực hiện hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân qua mỗi lần livestreams thì bị can này có thể phải đối mặt với một lần bị kết án trong khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Trường hợp nếu nhiều cơ quan tố tụng đều xử lý về tội danh này, với khung hình phạt này, cơ quan xét xử sau sẽ tổng hợp hình phạt theo hình thức cộng dồn mức hình phạt của các bản án để tổng hợp với bản án sau theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt và bản án cuối cùng sẽ tổng hợp tất cả các mức án mà tòa án các cấp đã xét xử trước đó theo phương thức cộng dồn. Trong trường hợp các bản án đều tuyên án là phạt tù có thời hạn thì tổng mức hình phạt không quá 30 năm tù.
Trường hợp bị can bị khởi tố bởi nhiều cơ quan điều tra về cùng một tội danh mà được nhập vụ án, bị xét xử trong một vụ án, nị can sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần. Trong trường hợp nếu bị kết tội, bị can, bị cáo chỉ phải chấp hành một mức hình phạt chung không quá 7 năm tù theo quy định tại khoản 2, điều 331 bộ luật hình sự. Bởi vậy, nếu nhập vụ án hình sự trong trường hợp này là có lợi cho bị can, bị cáo.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể Cơ quan điều tra, VKS có thể nhập hoặc tách vụ án hình sự trong các giai đoạn điều tra, truy tố căn cứ vào các quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Việc tách hay nhập vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng hình sự "tuỳ nghi" do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng. Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc phải nhập hoặc tách vụ án và đây là quy định tùy nghi nên còn có những quan điểm cách hiểu áp dụng khác nhau, chưa thống nhất.
Việc tách vụ án hình sự hay nhập vụ án hình sự thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo và đảm bảo thủ tục tố tụng được áp dụng, vận dụng linh hoạt, triệt để, nhanh chóng, đúng thẩm quyền, đúng nguyên tắc.
Cong an TPHCM tiep nhan, sap nhap dieu tra, ba Nguyen Phuong Hang co loi?-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường. 
Trong vụ án trên, cơ quan điều tra Công an TPHCM và công an Bình Dương đều khởi tố về cùng một tội danh Là tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân với bị can Nguyễn Phương Hằng (do nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và mỗi hành vi đều thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm).
Bởi vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, hai cơ quan điều tra có thể thống nhất để nhập vụ án hình sự theo quy định tại Điều 170 bộ luật tố tụng hình sự để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo và đảm bảo cho vụ án được giải quyết nhanh chóng.
Trong trường hợp nhập vụ án hình sự để xét xử và bị cáo chỉ bị kết án về một tội danh theo điều 331 bộ luật hình sự thì hình phạt đối với bị can này sẽ không quá 7 năm tù. Còn trường hợp hai cơ quan tố tụng độc lập xét xử trong hai vụ án, sau đó sẽ tổng hợp hình phạt, tổng mức hình phạt có thể quá 7 năm tù theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.
Hai cơ quan tiến hành tố tụng này và viện kiểm sát cùng cấp sẽ cân nhắc xem xét, căn cứ vào các quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành để tiến hành thủ tục nhập vụ án hình sự theo quy định pháp luật.

>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng:

Nguồn: THDT

Chồng bà Phương Hằng “mắng” nhân viên liên quan đến ảnh của mình

(Kiến Thức) - Mới đây, nữ CEO khu du lịch Đại Nam - Nguyễn Phương Hằng lại tiết lộ thêm một chút nữa về tính cách của người chồng đại gia của mình là ông Huỳnh Uy Dũng.

Chong ba Phuong Hang “mang” nhan vien lien quan den anh cua minh
 Thời điểm hiện tại, đôi vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng vẫn luôn là đề tài được netizen bàn tán xôn xao trên mạng.

Nhìn lại các hoạt động của bà Nguyễn Phương Hằng trước khi bị khởi tố

Bà Hằng tổ chức nhiều buổi livestream nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ.

Nhin lai cac hoat dong cua ba Nguyen Phuong Hang truoc khi bi khoi to
Tối ngày 24/3, báo chí đồng loạt đưa tin Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam). 

Như đã thông tin, ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã ra Quyết định số 190-01/QĐ về việc khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự;

Đồng thời ra Quyết định số 300-50/QĐ về việc khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam số 300-04/LB và Lệnh khám xét số 300-07/LKX đối với Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1; tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về hành vi như trên.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM phê chuẩn.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM thụ lý điều tra vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại TP. HCM do Nguyễn Phương Hằng thực hiện.

Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Bà Nguyễn Phương Hằng nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP. HCM và các địa phương khác.

Liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 6 đơn tố giác bà, gồm đơn của ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), ông Lê Công Vinh (cầu thủ Công Vinh), nhà báo Nguyễn Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni, Đinh Thị Lan (ngụ TP. HCM) và bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên).

Trong những lần "livestream", bà Nguyễn Phương Hằng đã gây sốc khi công bố nhiều thông tin liên quan đến các cá nhân, nghệ sĩ, nhà báo.

Mở màn cho nhiều tháng "livestream" gây sốc trên mạng xã hội là việc bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bà.

Cuối tháng 10/2021, bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sĩ Vy Oanh) đã đến Công an TP. HCM nộp đơn đề nghị khởi tố vụ án đối với hành vi bà Nguyễn Phương Hằng dùng mạng xã hội để "livestream" đưa ra thông tin vô căn cứ, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự của cô.

Trong đơn, ca sĩ Vy Oanh cho biết bà Nguyễn Phương Hằng đã có 7 buổi "livestream", từ hôm 16/5 đến 9/10/2021, với nội dung làm nhục, thóa mạ cô bằng những ngôn từ có tính bôi nhọ, xúc phạm, như "đẻ thuê" được lặp lại 10 lần, "làm gái bao" lặp lại 2 lần, "làm bé" lặp lại 2 lần, "giật chồng" và "giựt chồng" lặp lại 3 lần, "zĩ zãng zơ záy" (dĩ vãng dơ dáy) lặp lại 9 lần…

Công an TP. HCM cũng đã chuyển đơn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tố cáo bà Phương Hằng sang Công an tỉnh Bình Dương để xem xét, giải quyết.

Trong đơn tố cáo, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng cho rằng bà Hằng đã chửi bới, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của anh bằng những lời lẽ thô tục, bạo lực và lăng mạ thậm tệ (cụ thể trong buổi "livestream" trong các ngày 8/8, 14/8, 24/8, 26/8 và 28/8/2021).

Trong các buổi "livestream", nhiều nghệ sĩ cũng được bà Hằng nêu tên. Bà Phương Hằng cho rằng Trấn Thành mập mờ trong chuyện từ thiện khi không trực tiếp thực hiện mà phải chuyển tiền và nhờ người này, người kia. Là một trong những người vướng vào lùm xùm này, Trấn Thành là người đầu tiên tung 1.000 trang sao kê từ thiện, làm rõ những vấn đề khiến nhiều người hiểu lầm.

Bà Phương Hằng cũng có nhắc đến nghệ sĩ hài Việt Hương; nghệ sỹ ưu tú Hoài Linh vì cho rằng nam danh hài và ông Yên có mối quan hệ tương đối thân thiết, tố nghệ sỹ Hoài Linh lợi dụng nhà thờ tổ để tổ chức các buổi mê tín dị đoan, chậm trễ tiền từ thiện.

Bà Phương Hằng gọi cố ca sĩ Phi Nhung là "Phi Phi" và sử dụng nhiều từ ngữ nặng nề đối với nữ ca sĩ này.

Vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh được bà Phương Hằng nhắc tới nhiều nhất qua các buổi phát sóng trực tiếp, cho rằng cặp đôi ăn chặn tiền từ thiện.

Bả cũng có đơn gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị điều tra, xác minh làm rõ về việc kêu gọi quyên góp tiền từ thiện trong và ngoài nước nhưng chưa công khai, minh bạch đầy đủ việc giải ngân số tiền từ ông Đỗ Văn Bửu Điền (ông chủ công ty Điền Quân).

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM, đã gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vì đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của cá nhân ông.

Gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức cuộc đua chó, ngựa tại Công ty Đại Nam đã dùng tên nhà báo Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni...để đặt tên cho chó, ngựa.

Tin mới