Công dân Nga Marina Butina chính thức nhận tội làm gián điệp ở Mỹ

Maria Butina, công dân Nga bị bắt ở Mỹ hồi tháng 7/2018 với cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài tại Mỹ, đã chính thức nhận tội.

Maria Butina bị cáo buộc xâm nhập vào các nhóm vận động của Hiệp hội súng trường quốc gia Mỹ (NRA) vốn có liên hệ chặt chẽ với các chính trị gia đảng Cộng hòa thân tín của Tổng thống Donald Trump để tìm cách tác động chính sách ngoại giao của Mỹ theo hướng có lợi cho Nga.
Cong dan Nga Marina Butina chinh thuc nhan toi lam gian diep o My
 Marina Butina. Ảnh: Facebook/RT
Khi được thẩm phán hỏi liệu những cáo trạng mà công tố viên đọc có đúng hay không, Marina Butina đã trả lời “Có”.
Nhận tội đồng nghĩa với việc Butina từ bỏ quyền xét xử và kháng cáo. Thẩm phán Tanya Chutkan nói rằng bà nhận thấy Butina hoàn hoàn phù hợp để đưa ra lời biện hộ.
Trong một tuyên bố đã được ký mà NBC News có được, Butina nói rằng cô đã tìm cách thiết lập một kênh liên lạc không chính thức với những quan chức Mỹ có quyền lực và ảnh hưởng nhất định về chính trị Mỹ và cô đã làm điều đó thay mặt chính phủ Nga.
Dựa vào mức độ hợp tác với các nhà điều tra Mỹ, Butina có thể sẽ nhận các án phạt nhẹ hơn so với dự kiến, có thể là bị trục xuất về Nga. Hành động gián điệp cho nước ngoài tại Mỹ có thể nhận án phạt lên tới 5 năm tù giam.
Butina sống ở Mỹ với thị thực sinh viên. Các công tố viên cáo buộc cô hoạt động gián điệp theo chỉ đạo của một nhân viên ngân hàng Nga. Luật sư của Butina là Aleksandr Torshin, tuy nhiên ông này không được nhắc tên trong bản biện hộ chính thức trình lên tòa.
Trong phiên điều trần, Butina cho biết cô hiểu mình có thể bị trục xuất sau khi bị kết án. Tuy nhiên thẩm phán Chutkan nói rằng quyết định về việc trục xuất cô không phải do tòa đưa ra.
Hiện vẫn chưa có ngày tuyên án, bởi Butina đã hợp tác với các nhà điều tra Mỹ. Tuy nhiên phiên điều trần về tình trạng của cô được ấn định vào ngày 12/2/2019.

EU hoãn gia hạn các biện pháp trừng phạt công dân Nga

EU đã hoãn gia hạn lệnh trừng pháp trừng phạt các cá nhân và công ty Nga do một số nước thành viên phản đối tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho biết, ngày 26/2, EU đã hoãn gia hạn lệnh trừng pháp trừng phạt các cá nhân và công ty Nga do một số nước thành viên phản đối tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt.

Tháng 3/2014, EU đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt một số cá nhân và công ty Nga với cáo buộc hủy hoại toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine.
Ảnh minh họa. (Nguồn: DPA)
 Ảnh minh họa. (Nguồn: DPA)
"Danh sách đen” này liên tục được mở rộng đối với công dân Ukraine, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, cũng như các chính trị gia Nga và công ty Nga. Đến này, có 150 cá nhân và 38 công ty của Nga nằm trong danh sách này. Từ trước tới này, các biện pháp trừng phạt thường xuyên được gia hạn 6 tháng/lần. Tuần trước, Ủy ban đại diện thường trực các nước thành viên Liên minh châu Âu (COREPER) đã nhất trí kéo dài các biện pháp trừng phạt hết hiệu lực vào 15/3 tới và đề nghị tự động gia hạn, tuy nhiên đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên. Theo ông Chizhov, để gia hạn các biện pháp trừng phạt EU cần phải triệu tập phiên họp cấp bộ trưởng, tuy nhiên nguyên nhân chính khiến tiến trình này bị kéo dài là do một số nước thành viên chưa hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết.

Bầu cử Tổng thống Nga: Chiến thắng sẽ thuộc về ông Putin?

(Kiến Thức) -  Theo Uỷ ban bầu cử Trung Ương Nga thì có hơn 110 triệu 858 nghìn cử tri đăng ký tham gia bầu cử ngày 18/3, trong đó ở Nga là gần 110 triệu, còn lại gần 2 triệu là ở nước ngoài. 

Theo Sputnik từ 8 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 18/3, những điểm bỏ phiếu đầu tiên ở vùng cực Đông của Nga đã mở cửa đón cử tri đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới, người sẽ lãnh đạo nước Nga trong vòng 6 năm tới.
Theo luật bầu cử Nga, mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu bầu tổng thống, miễn là công dân đó không bị tòa án tuyên bố không có khả năng bầu cử hay họ đang bị tù giam vào thời điểm bầu cử.

Tin mới