Công điện của Thủ tướng chủ động ứng phó mưa lũ khu vực Trung Bộ
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với khó khăn, mất mát của người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình có người bị nạn.
Hải Ninh
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện số 1420 ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.
Công điện nêu rõ, những ngày vừa qua, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất cục bộ tại một số địa phương ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, làm một số người bị chết, mất tích.
Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với khó khăn, mất mát của người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình có người bị nạn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến ngày 25/có thể sẽ xảy ra đợt mưa lớn, diện rộng tại khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên, đặc biệt tại khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, tổng lượng mưa có thể đạt 200-380mm, có nơi trên 430mm. Đồng thời từ nay đến ngày 27/10 có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực miền Trung. Đây là khu vực vừa qua cũng đã xảy ra mưa lớn, đất bão hòa nước nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là gia đình có người bị thiệt mạng, gia đình chính sách; tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho những hộ bị mất nhà, không để người dân bị đói, rét.
Các đơn vị chủ động rà soát phương án, sẵn sàng huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực có thể xảy ra ngập sâu, chia cắt, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã xảy ra mưa lớn vừa qua và đã xảy ra sạt lở đất năm 2020. Lưu ý bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19 tại nơi sơ tán, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân.
Tổ chức thông tin, hướng dẫn người dân đi lại an toàn khi có mưa lũ; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông an toàn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu; hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.
Khắc phục nhanh các sự cố do đợt mưa lũ vừa qua, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn, đặc biệt đối với các hồ đập xung yếu, đã đầy nước.
Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời sự cố và hậu quả mưa lũ, không để bị động bất ngờ.
Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến hết ngày 22/10, mưa lũ ở các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã khiến 2 người chết, 5 nhà hư hỏng, 4 nhà tốc mái. Một số tuyến đường ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế bị sụt lún, hư hỏng.
Tại cuộc họp giao ban công tác phòng chống thiên tai sáng 23/10, ông Vũ Xuân Thành - Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai nhấn mạnh, cần theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo mưa, lũ; thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh. Đặc biệt các nắm bắt tình hình, thông tin về ngập lụt, chia cắt giao thông. Tại Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây nguyên, xem xét cử cán bộ trực tiếp đi kiểm tra, khảo sát, nắm bắt tình hình.
Đối với khu vực miền núi, cần kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn các ao hồ có nguy cơ mất an toàn; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Kiểm tra, rà soát, vận hành hồ chứa, phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh ngập lụt do mưa lũ ở Hà Nội:
Thiệt hại khủng khiếp do mưa lũ: 13 người chết, hàng trăm nhà đổ sập
(Kiến Thức) - Mưa lũ đã gây thiệt hại khủng khiếp cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ khi có đến 13 người chết, 3 người mất tích, hàng trăm nhà bị đổ sập.
Sáng ngày 3/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai cho biết, thiệt hại do mưa lũ tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tính đến ngày 02/9/2018 đã có đến 13 người (Sơn La 01 người, Yên Bái 01 người, Lạng Sơn 01 người, Hòa Bình 01 người, Thanh Hóa 09 người) và 3 người ở Thanh Hóa hiện vẫn đang mất tích.
Mưa lũ nhấn chìm 23 nghìn nhà, gần 2 nghìn hộ di dời khẩn cấp
(Kiến Thức) - Đã có thêm 2 người mất tích do mưa lũ miền Trung, hơn 23000 ngôi nhà bị ngập nước, gần 2000 hộ dân phải di dời khẩn cấp, ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho hay.