Công ty chứng khoán dự báo phiên giao dịch đầu năm Tân Sửu ra sao?

(Vietnamdaily) - Đa phần các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo lạc quan cho thị trường khi mửa cửa phiên đầu tiên trong năm mới Tân Sửu.

Kết phiên giao dịch ngày cuối năm năm Canh Tý 9/2/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.114,93 điểm, tương đương tăng trưởng 16,18% tính từ đầu năm Canh Tý (phiên 30/1/2020). Còn trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đạt 224,9 điểm, tương đương tăng trưởng 116%.

Với phiên giao dịch đầu tiên trong năm năm mới Tân Sửu, các công ty chứng khoán đều đưa ra khuyến nghị khả quan theo hướng tăng điểm. 

VN-Index sẽ tăng điểm hướng đến vùng giá 1.150 điểm

Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS): VN-Index phục hồi tăng điểm tốt trở lại đóng cửa ở mức 1114,93 điểm, tăng 2,93%, khối lượng giao dịch giảm giảm -23,1% so với phiên trước.

VN-Index đã vượt trở lại kháng cự 1100 điểm, đồng thời vượt trend_line giảm giá ngắn hạn nối 2 đỉnh 1200 điểm ngày 18/01/2021 và 1172 điểm ngày 25/01/2021 để xác nhận xu hướng ngắn hạn kết thúc suy giảm.

Trên góc nhìn kỹ thuật, hiện tại đang là sóng tăng 5 của chu kỳ tăng giá sau khi xác lập đáy sóng 4 quanh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm trong phiên 29/1 và ngưỡng hỗ trợ gần nhất 1110 điểm tương ứng vùng giá đóng cửa năm 2020.

Thị trường sẽ bắt đầu giao dịch trở lại sau kỳ nghĩ lễ Tết nguyên đán với kỳ vọng VN-Index sẽ tăng điểm hướng đến vùng giá 1.150 điểm với cơ hội xem xét gia tăng tỷ trọng cho chu kỳ đầu tư mới với kỳ vọng thị trường sẽ có khả năng vượt vùng đỉnh lịch sử 1.200-1.211 điểm trong năm 2021.

Cong ty chung khoan du bao phien giao dich dau nam Tan Suu ra sao?
 CTCK nhận định lạc quan phiên đầu năm Tân Sửu.

Diễn biến khởi sắc ngày đầu giao dịch năm mới

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Thị trường dự báo sẽ có diễn biến khởi sắc trong những phiên giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ Tết dài ngày. VN-Index nhiều khả năng sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự gần 1.140-1.150 điểm trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, BVSC lưu ý rằng tuần giao dịch đầu tiên của thị trường sau kì nghỉ Tết Nguyên đán có thể xuất hiện các nhịp biến động mạnh do ảnh hưởng từ ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 2 VN30 chứng khoán phái sinh và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quĩ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI Frontier Market Index.

BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 50%, ưu tiên nắm giữ các vị thế trung dài hạn. Nhà đầu tư nên duy trì vị thế tiền mặt hợp lí để tránh rủi ro bất ngờ từ thị trường và cũng để chuẩn bị cho hoạt động giải ngân tăng tỉ trọng sau kì nghỉ Tết.

Xu hướng ngắn hạn vẫn ở mức tăng điểm

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng chỉ số VN-Index có thể giao dịch giằng co quanh đường trung bình 20 ngày.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Từ đó, YSVN khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỉ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới.

Dòng tiền ngắn hạn trên thị trường hiện vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. Nhưng theo YSVN, hiện tượng này chưa đáng ngại khi thị trường đang có sự phân hóa rõ nét.

VN-Index có thể vượt ngưỡng 1.130 điểm

Chứng khoán Asean (Aseansc): Phiên giao dịch 9/2, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng gần 32 điểm, mức cao nhất trong ngày.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện mô hình nến đảo chiều tăng giá ‘Bullish Inside Bar’, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế.

Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.120 – 1.130 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.140 – 1.150 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.100 – 1.110 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.080 – 1.090 điểm.

Dự báo trong phiên giao dịch đầu năm Tân Sửu, nhóm cổ phiếu vốn hóa có thể tiếp tục dẫn dắt thị trường tăng điểm để VN-Index kiểm định vùng kháng cự mạnh 1.120 – 1.130 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.140 – 1.150 điểm.

Ở kịch bản tích cực, nếu VN-Index có thể vượt lên trên ngưỡng 1.130 điểm, chỉ số này sẽ có cơ hội kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm một lần nữa. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 50% tiền mặt/ 50% cổ phiếu.

Thị trường bất động sản 2021: Cơ hội và thách thức đan xen

(Vietnamdaily) - Giới chuyên gia kỳ vọng bức tranh kinh tế vĩ mô 2021 được cải thiện rõ rệt, thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại với nhiều chính sách sửa đổi luật mới có hiệu lực. Phân khúc nhà ở, cho thuê khu công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc trong khi loại hình nghỉ dưỡng có những trở ngại riêng.

Nhiều yếu tố vĩ mô kiến tạo cơ hội phục hồi

Chia sẻ quan điểm về sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS), TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia đánh giá ngành này có thể đạt mức tăng trưởng 6 - 7,5% trong năm 2021 và đạt 7% bình quân 10 năm tới. Những thay đổi trong pháp lý là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng, đi kèm với việc Chính phủ gia tăng giải ngân vốn đầu tư công, lĩnh vực BĐS sẽ hưởng lợi.

5 gia đình doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam

(Vietnamdaily) - Những gia đình này đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Anh em Chủ tịch Trần Kim Thành và Tổng giám đốc Kido Trần Lệ Nguyên
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido chuẩn bị chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 16% (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông là 28/8. Ngày thanh toán cổ tức dự kiến vào 10/9.

Với gần 206 triệu cổ phiếu đang lưu hành, lượng tiền mặt Kido dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông sắp tới ước tính gần 330 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt 16% cao hơn mức bình quân 10-12% các năm trước.

Tại Tập đoàn Kido, 2 nhà sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành cùng em trai Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên và các thành viên trong gia đình đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn nhất.
5 gia dinh doanh nhan noi tieng cua Viet Nam
Anh em Chủ tịch Trần Kim Thành và Tổng giám đốc Kido Trần Lệ Nguyên. Ảnh: KDC
Là người lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp nhưng ông Thành chỉ đứng tên trực tiếp 0,1% cổ phần Kido. Tuy nhiên, hai pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Kido và Công ty TNHH MTV PPK do doanh nhân này làm chủ tịch đều là cổ đông lớn tại Tập đoàn Kido khi nắm giữ tổng cộng 18,4% cổ phần.

Tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Vương Bửu Linh, vợ ông Trần Kim Thành tại Kido cũng chỉ là 1%. Tương tự chồng, bà Linh thông qua pháp nhân Công ty TNHH Đầu tư Vinh Linh quản lý thêm 5,3% cổ phần tập đoàn gia đình. Bà hiện là thành viên HĐQT Kido.

Khác với anh trai, CEO Trần Lệ Nguyên trực tiếp nắm giữ 15% cổ phần công ty, là cổ đông lớn nhất của Kido và không sở hữu gián tiếp thông qua các pháp nhân doanh nghiệp khác.

Nhưng đây mới chỉ là những cổ đông lớn liên quan gia tộc họ Trần ở Kido. Nhiều thành viên trong gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên còn sở hữu trực tiếp và gián tiếp dưới 5% vốn tập đoàn.

Tổng tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tại Kido của đại gia đình hai doanh nhân này lên tới 43,8%, tương ứng 90 triệu cổ phiếu. Như vậy, gia tộc ông chủ Kido sẽ thu về hơn 140 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức tới đây.

Ngoài nhóm cổ đông liên quan hai ông chủ Kido, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital cũng sẽ thu về 41 tỷ đồng trong đợt chia cổ tức này. Đây là cổ đông lớn với sở hữu 12,5% tại tập đoàn. Thời gian qua, nhóm VinaCapital liên tục mua vào cổ phiếu Kido.

Gia đình ông Jonathan Hạnh Nguyễn - bố chồng Tăng Thanh Hà