Công ty con của Masan nhận 130 triệu USD trong vụ kiện trọng tài quốc tế

(Vietnamdaily) - Jacobs E&C Australia đã dàn xếp xong vụ kiện trọng tài quốc tế và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán 130 triệu USD cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (NPMC).

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo và Jacobs E&C Australia Pty Ltd đã dàn xếp xong vụ kiện trọng tài quốc tế. Theo đó, Jacobs đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán 130 triệu USD cho Khoáng sản Núi Pháo.  

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị giữa Khoáng sản Núi Pháo và Jacobs vào năm 2011 cho mục đích thiết kế, cung cấp thiết bị và quản lý thi công xây dựng dây chuyền chế biến khoáng sản của Núi Pháo.

Cong ty con cua Masan nhan 130 trieu USD trong vu kien trong tai quoc te
CTCP Tài nguyên Masan.

Khoáng sản Núi Pháo chính là công ty con của CTCP Tài nguyên Masan (MSR), một công ty con do CTCP Tập đoàn Masan (MSN) sở hữu 96% cổ phần.

Đây là thông tin tích cực cho Masan khi khoản tiền mặt này sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính của Tài nguyên Masan.

 Masan có thể sẽ ghi nhận một khoản thu nhập bất thường trong năm 2019 liên quan đến diễn biến này, tuy nhiên, chưa có chi tiết cụ thể ở thời điểm này.

Masan phát hành 15 triệu trái phiếu với tổng giá trị lên đến 1.500 tỷ đồng

Masan cũng vừa công bố phương án phát hành 15 triệu trái phiếu ra công chúng. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, trả lãi định kỳ 6 tháng một lần.

Trái phiếu dự kiến phát hành trong đợt là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không đảm bảo bằng tài sản. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu thì quy mô đợt chào bán lên đến 1.500 tỷ đồng.

Lãi suất cho năm đầu tiên là 10%, con số dự kiến mỗi 6 tháng tiếp theo sẽ được tính bằng tổng của 3,2%/năm cộng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân kỳ hạn 1 năm tại 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, số tiền huy động thông qua đợt chào bán sẽ được dùng để cơ cấu lại các khoản nợ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm của Masan cho thấy, doanh thu bán hàng đạt 18.099 tỷ đồng, nhích nhẹ cùng kỳ năm 2018. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế công ty chỉ còn 2.191 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 44% chỉ tiêu cả năm 2019.

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Masan đạt hơn 68.000 tỷ đồng, trong đó đối ứng bên phần nguồn vốn, các khoản vay nợ và trái phiếu chiếm hơn một phần ba. Vốn chủ sở hữu hơn 36.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối gần 18.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 10/9, cổ phiếu MSN đóng cửa tại vùng giá 76.100 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường theo đó vào khoảng 88.956 tỷ đồng.

Ông chủ Tập đoàn Masan là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Cổ phiếu của Masan tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua giúp tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, lên mức 1,2 tỷ USD. Nhờ đó, ông Quang chính thức trở thành tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam.

Hãng tin Bloomberg vừa đưa tin, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, vừa lọt danh sách tỷ phú thế giới trong bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Nhật Bản thu hồi tương ớt Chin-su vì chứa chất cấm, Masan nói gì?

(Vietnamdaily) - Sau khi thông tin hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu vào Nhật bản bị cơ quan Vệ sinh an toàn thực phẩm nước này thu hồi do có chứa chất cấm, phía Masan, chủ sở hữu thương hiệu Chin-su đã lên tiếng phản hồi chính thức về vụ việc này.

Phát biểu với báo chí, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan khẳng định, chất trong hơn 18.000 chai tương ớt trên hoàn toàn được phép sử dụng trong thực phẩm. Theo đó, thông tin được công bố trên cổng thông tin của thành phố Osaka, nhà nhập khẩu đã thiếu sót trong ghi nhãn.