Công ty khiến Huawei “lao đao" có doanh thu bao nhiêu tiền?

(VietnamDaily) - ARM được đánh giá là một công ty nhỏ trong làng công nghệ thế giới khi doanh thu thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của Huawei. Nhưng đây là công ty gây khó cho Huawei nhất khi ngừng hợp tác.

Những ngày gần đây, dư luận thế giới theo dõi sát sao việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei khi chưa có được sự đồng ý của chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh này, công ty ARM thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) quyết định ngừng hợp tác với hãng smartphone Trung Quốc Huawei.
Sở dĩ ARM có động thái trên là vì công ty này chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm do tồn tại bản ghi nhớ nội bộ ghi rõ thiết kế chip của hãng bao gồm các công nghệ đi kèm có nguồn gốc từ Mỹ.
ARM phát triển và thiết kế một số bộ xử lý ở Austin, Texas và San Jose, California, Mỹ. Điều này khiến công ty ARM bắt buộc phải tuân theo quy định mới về việc cấm giao dịch, hoạt động với Huawei của Tổng thống Trump.
Cong ty khien Huawei “lao dao
 ARM ngừng hợp tác với Huawei khiến hãng smartphone Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng. 
ARM được phát triển bởi ARM Holdings - hãng thiết kế chip xử lý có trụ sở ở Anh. ARM Holdings Hermann Hauser thành lập năm 1990. Khác với nhiều tập đoàn sản xuất chip xử lý trên thế giới, ARM chỉ thiết kế và bán sản phẩm thay vì tạo ra vi mạch CPU, GPU hoàn chỉnh.
Hiện kiến trúc ARM được rất nhiều công ty bán dẫn trên thế giới mua bản quyền, trong số này có Huawei. Hãng smartphone Trung Quốc này dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin.
ARM được đánh giá là một công ty nhỏ trong làng công nghệ thế giới khi doanh thu năm 2018 là hơn 1,8 tỷ USD. Con số này thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của Huawei (104 tỷ USD), Apple (265 tỷ USD), Intel (55 tỷ USD) hay Qualcomm (22,7 tỷ USD).

Video: Lượng người rao bán điện thoại Huawei tăng mạnh (nguồn: VTC Now)

Tuy nhiên, dù là công ty nhỏ, việc ARM ngừng hợp tác với Huawei sẽ khiến hãng điện thoại Trung Quốc này gặp nhiều khó khăn trong việc tự thiết kế chíp cho riêng mình.
Cụ thể, Huawei sẽ có thể mất nhiều năm để có thể nghiên cứu, phát triển và sản xuất một chíp xử lý. Trong trường hợp ấy, Huawei sẽ có thể phải mua chip từ các hãng khác như Samsung (Exynos) hoặc MediaTek hoặc tự tạo cấu trúc CPU, GPU mới.
Một số chuyên gia nhận định khi không còn hợp tác với ARM, tương lai của Huawei không hề sáng sủa. Bởi hiện tại vẫn chưa có hãng nào ký thỏa thuận cung cấp thiết kế chip cho điện thoại. Theo đó, giấc mơ mở rộng thị phần ra toàn thế giới của Huawei sẽ gặp nhiều chông gai và khó khăn hơn rất nhiều.

Nhân viên cũ tố cáo Huawei đánh cắp công nghệ để TQ vượt Mỹ

Người cựu nhân viên tố cáo Huawei muốn chiếm phát minh của ông bằng cách tuyển dụng mình 2 năm trước, trong khi Huawei tố ngược lại rằng nhân viên cũ đánh cắp bí mật của công ty.

Yiren “Ronnie” Huang, chủ công ty khởi nghiệp công nghệ CNEX ở Thung lũng Silicon, đã gửi đơn kiện cáo buộc công ty cũ Huawei đánh cắp tài sản trí tuệ để giúp Trung Quốc đạt vị thế vượt trội về công nghệ so với Mỹ.

Vụ Tân Thuận sai phạm: Công ty Hồng Lĩnh liên quan thế nào?

(VietnamDaily) - Trong vụ việc Tổng giám đốc Tân Thuận Tề Trí Dũng bị khởi tố và bắt tạm giam, Khu dân cư Long Hậu bị phát hiện là dự án được Tân Thuận "bắt tay" với Công ty Hồng Lĩnh thực hiện.

Trong vụ việc ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam để điều tra hành vi "tham ô tài sản" và "vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", nhiều dự án sai phạm của Tân Thuận đã bị vạch tên, trong đó có Khu dân cư Long Hậu
Từ dự án này, có thêm tên tuổi của một doanh nghiệp khác cũng được nhắc đến, đó là Công ty Hồng Lĩnh.