Công vụ không có chỗ cho sự thân quen

(Kiến Thức) - GS.TSKH Phan Xuân Sơn cho rằng, việc lợi dụng thân quen trong thực thi công vụ của ta đã tràn lan, chạm ngưỡng chịu đựng từ lâu.

Công vụ không có chỗ cho sự thân quen
Vậy nên, văn bản của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cảnh báo các cơ quan, đơn vị không tiếp và làm việc với những người nhận là thân quen của Bộ trưởng mới đây thực sự rất cần thiết. Bởi một nền công vụ dân chủ, minh bạch, hiện đại không thể thiên vị cho người thân quen.
“Lạ” và cần thiết
- Theo ông thì nên nhìn nhận thế nào về mối quan hệ thân quen trong nền công vụ nước ta?
- Thân quen là hiện tượng xã hội bình thường vì ai cũng có người thân, người quen và phải duy trì, vun đắp cho mối quan hệ đó. Xã hội nào cũng thế thôi, nhưng khi lợi dụng, lạm dụng mối quan hệ thân, quen đó để trục lợi, để móc nối với nhau, “chạy” công trình, dự án, giao đặc quyền cho người thân quen, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác thì đó là biểu hiện của tham nhũng. Ở đây, tôi muốn nhắc tới loại thân quen này. Có thể nói hiện tượng cứ dựa vào thân, quen để “xin”, chỉ tin vào thân, quen để “cho”, để giao việc là một vấn đề nhức nhối trong nền công vụ nước ta.
- Có lẽ chính vì những tiêu cực của nó như ông vừa nói mà mới đây, Bộ GTVT đã nhận ra và ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị không làm việc, không giải quyết bất kỳ yêu cầu nào của các đối tượng xưng danh là người thân quen của Bộ trưởng?!
- Tôi cho rằng, dù Bộ GTVT chưa giải thích nhiều và dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn, thậm chí sửng sốt về một văn bản như vậy thì nó cũng là điều cần thiết. Nó chứng tỏ đây là hành động tương đối mạnh để hạn chế chuyện “nhất thân, nhì quen” trong thực thi công vụ. Cần nói rằng, đây là lần đầu tiên tôi biết tới một văn bản hành chính nhà nước trực tiếp ngăn chặn chuyện “thân quen”, và với tôi đó thực sự là một điều “lạ”.
- Nó “lạ” vì mới quá?
- Chữ “lạ” ở đây có nhiều hàm ý lắm. Trước hết, nó là “lệnh” cấm đối với một loại quan hệ quá phổ biến ở Việt Nam - lĩnh vực xưa nay ít ai nghĩ đến sẽ có lệnh cấm. Thứ hai, nó đụng vào vấn đề quá lớn, quá phổ biến nên phải đối mặt với dư luận, gặp thách thức rất lớn nên làm được việc đó rất khó. Thứ ba, chính ngôn từ trong văn bản cũng lạ khi cấm người ta khai là thân quen của bộ trưởng. 
- Nhìn rộng ra, nếu Bộ GTVT có chuyện mượn danh Bộ trưởng thì hẳn là ở những bộ, ngành khác cũng sẽ không tránh khỏi chuyện này?
- Đúng thế. Xưa nay nó tràn lan rồi, và người ta cũng quen với điều đó. Song ở Bộ GTVT có những đặc thù khi là bộ chủ quản ngành giao thông - vận tải, trực tiếp quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước; Bộ phải chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân tài, vật lực rất lớn (từ ngân sách đến ODA). Nếu ở đó, người ta lạm dụng thân quen để tham nhũng thì chắc chắn sẽ là tham nhũng lớn chứ không phải tham nhũng vặt. Do vậy, dù có “lạ” thì việc ban hành văn bản này vẫn là cách làm đúng hướng và cần thiết. 
Cong vu khong co cho cho su than quen
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 
Nhập nhằng công - tư
- Trên thế giới, người ta xử lý mối quan hệ thân quen này như thế nào trong nền hành chính, công vụ?
- Phải thống nhất với nhau rằng ai cũng có những mối quan hệ thân quen, bất kể đó là thể chế, xã hội nào. Nhưng lợi dụng thân quen để trục lợi cá nhân là loại quan hệ cần loại bỏ trong thực thi công vụ. Ở những nước có nền hành chính, nền công vụ hiện đại, người ta phân minh rõ ràng giữa “thân quen” và công vụ. 
Để làm được điều đó, các nước có nền công vụ tốt đã xây dựng hệ thống luật pháp, trong đó có luật về công vụ, công chức rõ ràng. Từ việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, thăng tiến... đều căn cứ vào những tiêu chí khoa học, chủ yếu dựa vào hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ (gọi là đầu ra). Nhưng nước ta thì vẫn nhập nhằng, làm việc hiệu quả chưa chắc đã được đánh giá cao bằng quen biết, có “quan hệ tốt”.
- Đâu là nguyên nhân của sự nhập nhằng ấy, thưa ông? Do luật pháp? Nhận thức? Văn hóa?...
- Nó có đủ các nguyên nhân ấy. Luật của ta cảm giác như đụng vào đâu cũng dính, nhưng có vẻ như bất cứ cái gì cũng “lách” qua được. Thứ hai thì cũng có yếu tố nhận thức, nhận thân quen với người có chức vụ để cho oai, cho được việc. Trong cái mớ tù mù lẫn lộn các quan hệ trên dưới, thân quen, đồng sự, đồng nghiệp, đồng hương, họ hàng... thì giao việc cho người thân quen đáng tin cậy hơn. Nhưng cốt lõi, tôi cho rằng, chúng ta chịu ảnh hưởng từ yếu tố tiêu cực trong văn hóa ứng xử của dân tộc, phần tiêu cực của văn hóa làng xã xưa.
- Và chính vì gốc rễ là do yếu tố văn hóa nên chúng ta buộc phải chấp nhận việc “nhất thân, nhì quen” như một căn bệnh mãn tính?
- Đúng vậy! 
Bộ GTVT không thể gánh cả xã hội
- Nếu coi việc Bộ GTVT đưa ra văn bản cảnh báo người thân quen của Bộ trưởng như thế cho thấy việc lợi dụng này đã chạm ngưỡng chịu đựng rồi thì phải chăng, chuyện này ở bộ, ngành khác chưa đáng ra văn bản cảnh báo, thưa ông?
- Đó cũng là một cách lý giải về việc ban hành văn bản của Bộ GTVT. Nhưng tôi cho rằng, các bộ, ngành khác không ra văn bản cảnh báo không phải vì ở đó không có chuyện lợi dụng thân quen đâu. Quan điểm của tôi là ngưỡng chịu đựng này đã đến từ lâu rồi, trên mọi mặt của xã hội chứ không riêng gì của một địa phương, đơn vị nào.
- Liệu các bộ, ngành, địa phương khác cũng nên học tập Bộ GTVT mà ra văn bản như thế?
- Nói thế thì không chắc người ta chịu nghe đâu. Nhưng chắc chắn, đây sẽ là tiếng chuông cảnh báo, khiến các bộ ngành khác cũng nên nhìn lại mình để có cách điều chỉnh hợp lý nhằm ngăn chặn chuyện lạm dụng thân quen, không nhất thiết phải ra văn bản cảnh báo.
- Ông có tin Bộ GTVT sẽ khắc phục được chuyện “nhất thân, nhì quen” này?
- Với những gì mà Bộ GTVT đã làm, tôi nghĩ chúng ta có quyền hy vọng họ sẽ làm được. Có điều, Bộ cũng cần phải có các giải pháp đồng bộ như phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện, có hình thức xử lý thật nghiêm người cố tình làm sai và khuyến khích, biểu dương người làm đúng. Nên nhớ, Bộ GTVT không thể gánh cả xã hội trong việc ngăn chặn hiện tượng này, mà cần có sự chung tay của cả xã hội.
- Cá nhân ông có bao giờ trải nghiệm sự thuận tiện từ việc thân quen với người trong bộ máy hành chính mang lại?
- (Cười) Có chứ. Lúc nhờ quen biết, tôi được giải quyết các thủ tục nhanh. Nhưng tốt nhất là không phải nhờ thân quen mà vẫn được việc. Tôi đã đi giải quyết một số thủ tục hành chính rồi, thực sự thấy ngại và sợ. Sợ rắc rối, mất thời gian. Mình là cán bộ, công chức còn có cảm giác như thế thì đa số người dân thường sẽ thế nào!
- Tôi xin chia sẻ cùng ông và cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Bộ GTVT vừa ra văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký, nêu rõ: “Thời gian gần đây, một số người đến hoặc gọi điện thoại đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT, các sở GTVT để liên hệ công tác, làm việc và xưng danh là người thân, quen của đồng chí Bộ trưởng GTVT”.
Để tránh tình trạng lợi dụng uy tín của Bộ trưởng nhằm mưu lợi cá nhân, đồng thời làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, cũng như giữ gìn kỷ cương trong thực thi công vụ, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị lưu ý không tiếp, không làm việc và không giải quyết bất kỳ yêu cầu nào của các đối tượng trên. Khi xuất hiện những việc nêu trên, cần báo ngay cho Văn phòng Bộ và cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài

(Kiến Thức) - Dù cho rằng việc tuyển con CB thay vì tuyển người làm CB không phổ biến, theo bà Bùi Thị An, điều đó làm méo mó việc thi tuyển công chức hiện nay.

Tuyển công chức: Muốn thi thật, thủ trưởng phải có tài
Bà Bùi Thị An, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội nói về thi tuyển công chức hiện nay:
Có nhiều thủ trưởng nghiêm túc lắm!
- Bà đánh giá thế nào về công tác thi tuyển công chức ở ta hiện nay?

Hơn 200 thí sinh thi công chức bị lập biên bản

Có 201 thí sinh bị trừ điểm, 1 người bị đình chỉ vì vi phạm quy chế tại kỳ thi tuyển dụng công chức TP Hà Nội.

Hơn 200 thí sinh thi công chức bị lập biên bản
Hội đồng thi tuyển công chức TP Hà Nội vừa công bố quyết định xử lý vi phạm quy chế, nội quy thi đối với thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức 2014.
Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2014 của TP Hà Nội có hơn 200 thí sinh thi bị lập biên bản vì vi phạm quy chế.
 Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2014 của TP Hà Nội có hơn 200 thí sinh thi bị lập biên bản vì vi phạm quy chế.

Thiếu nữ kêu cứu thảm thiết dưới gầm xe tải

(Kiến Thức) - Một thiếu nữ còn rất trẻ điều khiển xe đạp điện, bị xe tải đâm và cuốn vào gầm, kêu cứu thảm thiết trước khi tử vong.

Thiếu nữ kêu cứu thảm thiết dưới gầm xe tải
Vụ tai nạn giao thông đau lòng xảy ra vào khoảng 16h hôm nay (1/3), tại đường Hồ Tùng Mậu, đoạn chạy vào ngõ 136, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Thieu nu keu cuu tham thiet duoi gam xe tai
Hiện trường vụ tai nạn.

Tin mới