COVID-19 tới 6h sáng 28/11: Thế giới vượt 261 triệu ca mắc

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 468.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.100 ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 28/11: Thế giới vượt 261 triệu ca mắc
Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 261 triệu ca, trong đó trên 5,21 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (49.311 ca), Pháp (37.218 ca) và Nga (33.946 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.239 ca), Ukraine (568 ca) và Ba Lan (378 ca).
Như vậy, các nước ghi nhận ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất trong 24 giờ qua đều nằm ở châu Âu. Tổng số ca mắc COVID-19 tại châu lục này sau gần 2 năm đại dịch là trên 72,7 triệu ca, trong đó trên 1,4 triệu ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh ở châu Âu phức tạp hơn khi có thêm một số quốc gia ở châu lục này phát hiện các ca mắc biến thể mới Omicron.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể này vào danh sách những biến thể đáng quan ngại. Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Giám đốc bộ phận kỹ thuật của WHO về COVID-19, cho biết hiện các nhà khoa học chưa biết nhiều về biến thể mới này và sẽ mất một vài tuần để có thể đánh giá đầy đủ.
Trong khi đó, đặc phái viên của WHO về COVID-19 David Nabarro nhận định Omicron rất đáng quan ngại do có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" của các vaccine mà thế giới đã sử dụng từ đầu năm đến nay. Ông cho biết các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu cách thức lây lan và tác động của biến thể mới tới các phương pháp điều trị và vaccine hiện nay.
Sau khi giới khoa học Nam Phi công bố thông tin về biến thể "siêu đột biến" này, một loạt quốc gia đã áp đặt biện pháp hạn chế nhập cảnh với người từ một số quốc gia châu Phi.
Thêm nhiều quốc gia hạn chế nhập cảnh do lo ngại biến thể mới Omicron
Mỹ sẽ hạn chế đi lại từ Nam Phi và 7 quốc gia châu Phi khác từ 29/11 nhằm kiểm soát biến thể mới B.1.1.529 (được đặt tên là Omicron). Lệnh cấm được ban hành chỉ sau 3 tuần Mỹ mở cửa đón du khách trở lại.
COVID-19 toi 6h sang 28/11: The gioi vuot 261 trieu ca mac
 Hành khách tại sân bay quốc tế Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 24/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức cấp cao Mỹ cho biết chính sách này được thực hiện trong tình trạng hết sức thận trọng do mức độ nguy hiểm của biến thể mới. Chính quyền sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân Mỹ và đánh bại đại dịch. Tuy nhiên, các hạn chế đi lại mới sẽ không áp dụng cho công dân Mỹ và thường trú nhân hợp pháp.
Trong khi đó, các quan chức y tế Mỹ đang liên hệ chặt chẽ với giới chức y tế Nam Phi để tìm hiểu thêm về biến thể Omicron và liệu biến thể mới này có kháng vaccine hay không.
Canada thông báo cấm nhập cảnh nước này đối với người nước ngoài đã đi qua các quốc gia miền Nam châu Phi trong vòng 14 ngày qua do lo ngại về biến thể mới Omicron. Các nước ở miền Nam châu Phi nói trên gồm Nam Phi, Mozambique, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini.
COVID-19 toi 6h sang 28/11: The gioi vuot 261 trieu ca mac-Hinh-2
 Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Toronto, Canada, ngày 15/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo tại Ottawa, Bộ trưởng Y tế Canada Jean-Yves Duclos nêu rõ bất kỳ ai ở nước này đã đi qua một trong số các quốc gia nói trên trong vòng 14 ngày gần đây phải cách ly ngay và xét nghiệm sàng lọc. Các trường hợp này sẽ phải cách ly tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Công dân Canada và những người thường trú ở nước này khi trở về Canada từ khu vực trên qua một quốc gia khác đều phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính ở quốc gia thứ ba này. Họ cũng sẽ được xét nghiệm ngay khi tới Canada.
Bộ trưởng Duclos cho biết thêm Bộ Các vấn đề toàn cầu của Canada cũng sẽ ban hành khuyến cáo đi lại, theo đó yêu cầu công dân Canada không đến miền Nam châu Phi.
Người đứng đầu Văn phòng Y tế công của Canada, bà Theresa Tam, cho biết đến nay chưa có dấu hiệu biến thể Omicron xuất hiện tại nước này, đồng thời nhấn mạnh các quan chức y tế sở tại vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ biến thể này.
COVID-19 toi 6h sang 28/11: The gioi vuot 261 trieu ca mac-Hinh-3
 Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 31/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Brazil thông báo sẽ đóng cửa biên giới đối với các du khách tới từ 6 quốc gia miền Nam châu Phi gồm Nam Phi, Eswatini, Lesotho, Namibia, Botswana và Zimbabwe do lo ngại biến thể mới Omicron.
Trên Twitter, ông Ciro Nogueira, Chánh văn phòng của Tổng thống Brazil, nêu rõ nhà chức trách đang bảo vệ công dân Brazil trong giai đoạn mới của đại dịch ở nước này. Thông tin chính thức sẽ được công bố trong ngày 27/11 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 29/11.
Trong khi đó, Cơ quan Giám sát y tế quốc gia Brazil (Anvisa) nêu rõ những người nước ngoài đã đến ít nhất một trong 6 quốc gia châu Phi nói trên trong 14 ngày qua không được nhập cảnh Brazil. Các công dân Brazil trở về từ các quốc gia này phải tuân thủ quy định cách ly.
Trong một thông báo trước đó cùng ngày, Bộ Y tế Brazil lưu ý rằng biến thể mới Omicron đang đặt ra một mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai, song cho biết hiện vẫn chưa rõ về tác động dịch tễ học do biến thể này gây ra.
Bộ trưởng Y tế Ireland Stephen Donnelly thông báo do lo ngại biến thể mới Omicron, Ireland đang cân nhắc tái khởi động cơ chế cách ly bắt buộc tại khách sạn, sau khi nước này khuyến cáo tránh hoạt động đi lại không thiết yếu tới 7 quốc gia ở miền Nam châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe.
Ireland kêu gọi công dân nước này đang ở các nước trên trở về sớm nhất có thể và cách ly tại nhà trong vòng 10 ngày. Bộ trưởng Donnell cho biết sẽ đệ trình dự luật lên Quốc hội vào đầu tuần tới để tái kích hoạt cơ chế cách ly tại khách sạn vốn được dỡ bỏ vào cuối tháng 9 vừa qua.
Ngày 27/11, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này sẽ siết chặt kiểm soát biên giới đối với hành khách đến từ các quốc gia miền Nam châu Phi như Mozambique, Malawi và Zambia, yêu cầu mọi hành khách nhập cảnh phải thực hiện cách ly 10 ngày.
Cụ thể, quy định mới sẽ có hiệu lực từ 22h cùng ngày và được đưa ra một ngày sau khi Nhật Bản ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh đối với những người đến từ Nam Phi, Botswana, Eswatini, Zimbabwe, Namibia và Lesotho. Những người đến từ 6 quốc gia này buộc phải cách ly 10 ngày tại cơ sở do chính phủ chỉ định khi nhập cảnh vào Nhật Bản.
Cùng ngày, Sri Lanka thông báo cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 6 quốc gia miền Nam châu Phi nhập cảnh, gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho và Eswatini, do lo ngại biến thể Omicron. Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 29/11. Ngoài ra, những du khách đến từ 6 nước này trong hai ngày qua sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày.
Nam Phi phản đối các nước cấm nhập cảnh
Bộ Y tế Nam Phi cho rằng việc vội vàng áp đặt lệnh cấm đi lại là sai lầm và trái với khuyến cáo của WHO.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla tuyên bố những lệnh cấm đi lại là "một cách tiếp cận sai, với định hướng sai và đi ngược lại các tiêu chuẩn cũng như khuyến nghị của WHO". So sánh tỷ lệ lây nhiễm hằng ngày ở Nam Phi và ở một số nước châu Âu, Bộ trưởng ông Phaala cho rằng động thái trên của các nước châu Âu "không khoa học", đồng thời cảnh báo những phản ứng như vậy có thể khiến các quốc gia né tránh báo cáo về những trường hợp nhiễm biến thể mới Omicron.
WHO ngày 26/11 đã kêu gọi các nước không nên vội vàng áp đặt hạn chế đi lại thời điểm này. Theo người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier, sẽ mất vài tuần để tìm hiểu tác động của biến thể mới. Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về các đột biến và những ảnh hưởng của các đột biến đối với độc lực và khả năng lây lan của biến thể này, cũng như tác động đối với việc chẩn đoán, điều
Theo đó, WHO khuyến nghị các nước vào thời điểm này cần thận trọng khi đưa ra các biện pháp đối với việc đi lại, "tiếp tục áp dụng cách tiếp cận khoa học và căn cứ vào nguy cơ khi thực hiện các biện pháp về đi lại".
Hà Lan xét nghiệm khẩn cấp hàng chục ca mắc COVID-19 trở về từ Nam Phi
Ngày 27/11, giới chức Hà Lan cho hay đã phát hiện 61 ca mắc COVID-19 trong số những người đến từ Nam Phi và đang tiến hành xét nghiệm khẩn cấp xem liệu những trường hợp này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Các ca mắc mới trong số khoảng 600 hành khách trên hai chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Schiphol của thủ đô Amsterdam vào ngày 26/11. Những hành khách trên đã đến Hà Lan trước khi nước này áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách từ một số quốc gia ở miền Nam châu Phi, trong đó có Nam Phi, do quan ngại biến thể Omicron.
Giới chức Hà Lan nêu rõ những hành khách trên hai chuyến bay trên đã được dành khu vực riêng biệt, không liên quan tới hành khách trên các chuyến bay khác, trong khi những trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được đưa đi cách ly. Hiện các nhà chức trách đang xác định những ca mắc COVID-19 này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Italy, Đức và Anh ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 27/11, Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) thông báo đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại nước này. ISS cho biết biến thể Omicron được phát hiện trong mẫu xét nghiệm dương tính với COVID-19 của một bệnh nhân nhập cảnh Italy từ Mozambique. Người này cùng người thân đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Cùng ngày, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đã xác nhận hai trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại Anh với biến thể Omicron. Hai trường hợp bị nhiễm này, một ở Chelmsford và trường hợp còn lại ở Nottingham, đã hoặc có liên quan đến việc di chuyển đến khu vực miền nam châu Phi. Tất cả các thành viên trong gia đình của 2 trường hợp này đã được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong khi các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành việc xét nghiệm và truy vết.
Tại Đức, hai ca mắc biến thể Omicron cũng đã được ghi nhận ở Bavaria. Hai người này tới sân bay Munich từ ngày 24/11 và xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron. Họ đang tự cách ly.
Thống đốc bang New York (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp
Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul, đã ra tuyên bố "tình trạng khẩn cấp do thảm họa", trong bối cảnh tốc độ lây nhiễm và nhập viện do COVID-19 tại bang này gia tăng.
Trong sắc lệnh công bố ngày 26/11, Thống đốc Hochul nhấn mạnh bang New York đang chứng kiến tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao chưa từng thấy từ tháng 4/2020, số ca nhập viện vì COVID-19 cũng tăng cao trong tháng qua với hơn 300 trường hợp mỗi ngày, vì vậy, cần tiến hành các biện pháp đồng bộ để bệnh viện không bị quá tải. Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực từ ngày 26/11 đến ngày 15/1/2022.
Thống đốc Hochul cũng yêu cầu chính quyền bang hỗ trợ các địa phương triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19, xét nghiệm sàng lọc và giảm đà lây lan dịch bệnh.
Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất từ đầu dịch
Cơ quan Phòng và kiểm soát dịch bệnh (KDCA) ngày 27/11 cho biết số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở nước này đã vượt 4.000 ca/ngày, trong khi số ca tử vong và phải điều trị tích cực cũng đều tăng lên các mức cao chưa từng thấy.
Cụ thể, theo các số liệu của KDCA, Hàn Quốc ghi nhận 4.045 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 436.968 ca. Đây là số ca nhiễm theo ngày cao nhất kể từ khi nước này ghi nhận ca đầu tiên vào tháng 1/2020.
Trong khi đó, số ca phải điều trị tích cực là 634 ca, tăng 17 ca so với ngày trước đó, cũng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, nước này ghi nhận thêm 52 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 3.492 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,8%.
Số ca nhiễm và phải điều trị tích cực gia tăng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu giường bệnh, đặc biệt tại vùng thủ đô Seoul, nơi khoảng một nửa dân số Hàn Quốc sinh sống.

Tối 1/6: Thêm 89 ca mắc COVID-19 trong nước tại 10 tỉnh, thành phố

Bản tin tối 1/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 90 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca nhập cảnh đã cách ly ngay; 89 còn lại ghi nhận trong nước tại 10 tỉnh, thành phố. Bắc Giang vẫn là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 47 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày của cả nước là 251.

Tối 1/6: Thêm 89 ca mắc COVID-19 trong nước tại 10 tỉnh, thành phố
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Thủ đô của Ấn Độ mở cửa lại vào ngày mai

Số ca mắc Covid-19 giảm dần, thủ đô New Delhi của Ấn Độ sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 7/6.

Thủ đô của Ấn Độ mở cửa lại vào ngày mai
Các cửa hàng, trung tâm mua sắm và nhà hàng tại thủ đô New Delhi sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 7/6. Cùng lúc này, số ca mắc Covid-19 của thành phố đã giảm xuống mức thấp nhất trong suốt 3 tháng qua, NDTV đưa tin.

Chuyên gia Indonesia hiến kế đánh bại COVID-19

(Kiến Thức) - Chuyên gia dịch tễ nổi tiếng người Indonesia Pandu Riono cho rằng Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19 để tránh rơi vào "bẫy đại dịch".

Chuyên gia Indonesia hiến kế đánh bại COVID-19
Indonesia vẫn là "tâm dịch" COVID-19 ở Đông Nam Á

Biến thể Delta với mức độ lây nhiễm cao đã khiến số ca mắc tại Indonesia tăng vọt. Dù tuyên bố làn sóng COVID-19 đạt đỉnh hồi đầu tháng 8, Indonesia hiện vẫn là tâm dịch của khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 17/8, nước này ghi nhận tổng cộng hơn 3,87 triệu ca mắc, trong đó 119.000 người tử vong.

Ngày 12/8, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia (KPAI) cho biết, 350.000 trẻ em nước này mắc COVID-19, trong đó 777 em tử vong kể từ khi dịch bùng phát.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viện tại Indonesia đang thiếu phòng cách ly, nguồn cung oxy, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế cũng như các túi đựng thi thể. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia vẫn ở mức thấp.

Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19
Nhiều tình nguyện viên hỗ trợ chôn cất người tử vong vì COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: Getty. 
CNA dẫn lời nhà dịch tễ học Pandu Riono đến từ Đại học Indonesia cho rằng Indonesia đang đối mặt với làn sóng COVID-19 kinh khủng như hiện nay bắt nguồn từ việc đánh mất cơ hội khống chế dịch bệnh vào năm ngoái.
"Nếu thủ đô Jakarta áp đặt lệnh phong tỏa thực sự nghiêm ngặt và người dân tuân thủ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát vào đầu tháng 3/2020 thì virus 'sẽ không lây lan sang các thành phố khác ở Java hay trên các hòn đảo khác của Indonesia", ông Pandu lập luận.
Cần lập kế hoạch và mục tiêu chống dịch rõ ràng
Theo chuyên gia Pandu, Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19 để tránh rơi vào "bẫy đại dịch" - tình cảnh mà số ca mắc và tử vong vẫn cao trong khi các bệnh viện quá tải. 
"Chính phủ nên lập kế hoạch xác định những việc cần làm và mục tiêu đạt được trong năm tới và năm sau nữa. Nếu không có kế hoạch rõ ràng, chúng ta không có cách nào có thể kiểm soát được đại dịch này", vị chuyên gia người Indonesia nói tiếp.
Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19-Hinh-2
 Nhân viên y tế kiểm tra tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 tại một khu cách ly ở Jakarta. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cho biết họ đã có một chiến lược dài hạn để thoát khỏi đại dịch.
Cách đây hơn hai tuần, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết trên CNA rằng Indonesia dự kiến sẽ đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 lên 2,5 triệu liều mỗi ngày vào tháng 9 tới và sau đó là 5 triệu liều mỗi ngày.
Ông Luhut, người phụ trách ứng phó đại dịch của Indonesia, cho hay chính phủ đang cố gắng kiểm soát tình hình dịch bệnh ở từng hòn đảo. Ngoài ra, nước này cũng đang lên kế hoạch sống chung với COVID-19. Chẳng hạn như, người dân có thể vẫn phải đeo khẩu trang và mang theo thẻ tiêm chủng khi đi du lịch.
Khó đạt được miễn dịch cộng đồng
Theo một cuộc khảo sát được cơ quan y tế Jakarta thực hiện vào tháng 3, 44,5% trong số 10,6 triệu cư dân của thủ đô Jakarta đã mang kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, cao hơn nhiều so với con số được báo cáo chính thức.
Dù vậy, chuyên gia Pandu cũng thừa nhận khả năng miễn dịch cộng đồng ở Jakarta khó có thể đạt được vì tỷ lệ tiêm chủng hoặc miễn dịch ở nhiều khu vực khác của Indonesia vẫn ở mức thấp.
“Khả năng miễn dịch cộng đồng ở Indonesia là rất khó đạt được. Indonesia là nước có dân số lớn với hơn 270 triệu người”, ông Pandu nói.
Vị chuyên gia cảnh báo, nếu Indonesia không thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 một cách nghiêm ngặt hơn, thì số ca mắc sẽ liên tục biến động.
Thách thức trong cuộc chiến chống COVID-19
Chuyên gia Pandu Riono cho rằng, những thách thức trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở Indonesia bao gồm thông tin sai lệch, nguồn cung cấp vắc xin không đủ, các biện pháp khó tuân thủ và việc mở cửa trở lại quá sớm ở một số khu vực.
Pandu Riono nhận định, Indonesia có thể không có đủ 2 triệu liều vắc xin mỗi ngày trong tháng này, kèm theo đó là thách thức về hậu cần, chẳng hạn như không có đủ nhân viên y tế để thực hiện việc tiêm chủng cho người dân.
Chính phủ nên cung cấp những thông tin chính xác về vắc xin cũng như tác dụng phụ của nó, đồng thời nên nghiêm khắc đối với những thông tin sai lệch về COVID-19 và nên cảnh báo hoặc truy tố những người phát tán thông tin sai lệch.
Cũng theo chuyên gia Pandu, chính phủ nên kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các với các ngày lễ như Hari Raya Puasa và Hari Raya Haji ở nước này.
Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19-Hinh-3
Xe cứu thương chở thi thể người tử vong vì COVID-19 tới nghĩa trang ở ngoại ô Jakarta. Ảnh: AP. 
Được biết, sau lễ Hari Raya Puasa, hay Eid al-Fitr, số ca mắc COVID-19 được báo cáo hàng ngày của Indonesia đã tăng từ dưới 5.000 vào ngày 13/5 lên hơn 50.000 vào tháng 7/2021. Từ ngày 1/8 đến 11/8, các ca mắc mới được báo cáo dao động trong khoảng 20.709 đến 39.532.

Tin mới