Crimea sẽ quốc hữu hóa tàu Hải quân Ukraine?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov cho biết, chính quyền nơi đây có kế hoạch quốc hữu hóa hạm đội tàu hải quân cùng một số cơ sở khai thác khoáng sản của chính quyền Ukraine.

Crimea sẽ quốc hữu hóa tàu Hải quân Ukraine?
“Hạm đội hải quân của chính quyền trung ương ở Sevastopol sẽ bị quốc hữu hóa toàn bộ. Chính quyền Crimea cũng sẽ không cho phép tàu của họ nhổ neo. Cùng với đó, chúng tôi cũng phong tỏa các hoạt động của nhà máy sản xuất dầu khí Chernomorneftegaz, một đơn vị quốc doanh của Ukraine", ông Aksyonov nói.
Ông nói thêm rằng: "Đây không phải là danh sách đầy đủ các tài sản sẽ được quốc hữu hóa lần này. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra quyết định về số phận của một số nhà máy điện năng lượng mặt trời. Chúng sẽ thuộc danh mục tài sản của nước Cộng hòa tự trị Crimea”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, việc quốc hữu hóa này sẽ không làm ảnh hưởng tới khu vực tư nhân.
Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov.
 Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov.
Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov khẳng định khu vực cảng Sevastopol (căn cứ chính của Hạm đội Hắc Hải Nga) sẽ có vị thế đặc biệt đối với Crimea. Ông cho hay, vấn đề liên quan tới số phận của thành phố biển này sẽ được đề cập trong cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của bán đảo Crimea hôm 16/3 tới này.
“Nếu các cư dân của Sevastopol muốn như vậy, chúng ta sẽ nhận được sự đồng thuận trong việc sáp nhập vào Nga. Sevastopol sẽ nhận được một vị trí đặc biệt như nhiều năm nay”, Chủ tịch Quốc hội Crimea phát biểu.

Phương Tây tố Nga tấn công mạng internet ở Ukraine

(Kiến Thức) - Trái với suy đoán, lực lượng Nga, sau khi đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, đã nhắm tới hai mục tiêu đầu tiên, đó là mạng lưới di động và đường dây Internet.

Phương Tây tố Nga tấn công mạng internet ở Ukraine
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình luận, các lực lượng Nga (tại Crimea) đang tìm cách gây nhiễu hệ thống điện thoại di động và cắt đứt đường dây mạng Internet nối giữa bán đảo này với phần còn lại của đất nước. Có thể động thái cô lập thông tin của Moscow chưa mấy thành công. Tuy nhiên, đó lại là dấu hiệu cho thấy, Nga đang tìm cách leo thang các hoạt động quân sự ở Ukraine mà không cần “phải nổ bất cứ phát súng nào”.
Mặc dù cho tới thời điểm này, các nỗ lực của Nga nhằm cắt đứt dòng thông tin liện lạc giữa Crimea với thế giới bên ngoài vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong khi đó, các chuyên gia quan ngại, hành động phá hoại như vậy có thể là tiền thân của các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Mỹ tăng gấp đôi chiến đấu cơ, áp sát Ukraine

(Kiến Thức) - Lầu Năm Góc sẽ tăng gấp đôi số lượng chiến đấu cơ tuần tra trên không tại khu vực Baltic, gần Ukraine nhằm đáp trả cuộc khủng hoảng tại nước này.

Mỹ tăng gấp đôi chiến đấu cơ, áp sát Ukraine
Giới quan sát còn cho rằng, động thái này của Mỹ cũng nhằm trấn an các đồng minh của họ tại vùng Baltic đang lo sợ các mối đe dọa từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

Mỹ chấp nhận giúp Nga ép Ukraine thực thi thỏa thuận 21/2

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng 2 nước Nga, Mỹ đạt được đồng thuận buộc Ukraine thực thi thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng đã ký ngày 21/2 sau cuộc hội đàm ngày 5/3 tại Pháp.

Mỹ chấp nhận giúp Nga ép Ukraine thực thi thỏa thuận 21/2
“Chúng tôi đạt được đồng thuận để thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận hòa bình được ký ngày 21/2 của Ukraine (thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Yanukovych đã ký với phe đối lập trước khi bị lật đổ)”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố sau cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về vấn đề Ukraine tại Paris ngày 5/3.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm ngày 5/3 về vấn đề Ukraine.
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm ngày 5/3 về vấn đề Ukraine.

Tin mới