CTCK 'phím' cổ phiếu nào đón sóng đầu tư công sau dịch?

(Vietnamdaily) - BSC đưa ra danh mục cổ phiếu nổi bật của chủ đề đầu tư công như HPG, HSG, VHM, KSB, PLC...

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 đã được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước. Riêng năm 2021, vốn đầu tư công kế hoạch gần 600.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành nguồn lực thích đáng để giải quyết các dự án trọng điểm hiệu quả. Giai đoạn 2021 - 2025 mục tiêu đầu tư công sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tác động lan tỏa nhiều khối ngành, chuyển đổi kinh tế số theo cách mạng công nghệ 4.0 thay vì ưu tiên việc đảm bảo an sinh xã hội như giai đoạn 2016 - 2020.

CTCK 'phim' co phieu nao don song dau tu cong sau dich?
 Nguồn: BSC.

Một trong những yếu tố, tiền đề góp phần đẩy mạnh đầu tư công là Nghị quyết 108/NQ-CP, Nghị quyết 84/NQ-CP và Nghị quyết số 63/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Mặc dù tiến độ giải ngân chưa đạt kỳ vọng, đây vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho nền kinh tế khi các động lực tăng trưởng khác như tiêu dùng, xuất khẩu vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo động lực cho đà tăng của nhiều cổ phiếu hưởng lợi đầu tư công và vẫn tiếp tục còn dư địa trong thời gian tới.

Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Agriseco Research đánh giá, các ngành được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công bao gồm nhóm "thượng nguồn" như vật liệu xây dựng (HPG, HSG, HT1, BCC, KSB), bất động sản (VHM, NVL, KDH, NLG). Các doanh nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào các dự án đầu tư công trong quá khứ và có vị thế đầu ngành, lợi thế cạnh tranh sẽ nắm lợi thế lớn.

Bên cạnh đó, các nhóm "trung và hạ nguồn" cũng sẽ được hỗ trợ những tín hiệu tích cực là xây dựng (CTD, HBC, VCG), thi công công trình (FCN, ITD), logistics & cảng biển (ACV, GMD) sau khi hạ tầng hoàn thiện. Ngoài ra, nhóm ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp như khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này.

Trong báo cáo chiến lược ngành 6 tháng cuối năm 2021, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo đầu tư công sẽ tăng trưởng hạn chế do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, Chính phủ có thể sẽ sử dụng một phần chi tiêu đầu tư công để dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống COVID-19.

Ngoài ra, các ngành được dự báo sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công vẫn có những rủi ro hiện hữu. Đơn cử như các doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt với cơn sốt giá nguyên vật liệu đầu vào; doanh nghiệp xi măng gặp vấn đề với tình trạng dư cung; một số doanh nghiệp phải chờ dự án nghiệm thu mới thu được tiền,...

Nhóm cổ phiếu xây lắp hạ tầng và vật liệu xây dựng được đánh giá có thể hưởng lợi sớm và phản ánh nhanh nhất vào kết quả kinh doanh tuy nhiên mức độ hưởng lợi còn tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án được triển khai, năng lực của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá chào thầu và nhiều yếu tố khác.

CTCK 'phim' co phieu nao don song dau tu cong sau dich?-Hinh-2
 

Nhận định về nhóm ngành hưởng lợi, Chứng khoán BSC chỉ ra 3 nhóm ngành chính sẽ "đón sóng" đầu tư công gồm ngành vật liệu xây dựng (gồm thép, xi măng, đá cát, nhựa, nhựa đường), ngành thi công (xây dựng, ETC, giao thông thông minh, xây dựng điện, vật liệu điện) và ngành bất động sản (BĐS) dân cư, khu công nghiệp.

Ghi nhận trong phiên 15/9, nhiều cổ phiếp ngành thép đã đồng loạt tăng điểm với những mã tăng kịch biên độ, dư mua giá trần như NKG (7%), POM (6,8%), TLH (6,8%).

Cổ phiếu HPG của "anh cả" Tập đoàn Hòa Phát cũng tăng 2,6%, còn HSG của Tập đoàn Hoa Sen có lúc chạm giá trần rồi đóng cửa tăng 6,9%.

Như vậy, cả HSG, NKG và TVN đều đã phá đỉnh lịch sử trong ngày 15/9.

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu từ các nhóm hưởng lợi được BSC khuyến nghị cũng tăng trưởng mạnh mẽ về cả giá và thanh khoản. Trong nhóm bất động sản khu công nghiệp, KBC tăng 1% còn GVR đi lên 1,3%. Ngành xi măng cũng chứng kiến nhiều đại diện tăng trần như HT1 tăng 7%, BTS (9,8%), HOM (9,3%).

Các cổ phiếu này tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng mạnh trong phiên sáng 16/9 kéo thị trường đi lên. 

Đà tăng của những nhóm cổ phiếu trên xuất hiện sau khi nhiều địa phương, bao gồm hai "đầu tàu kinh tế" là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch mở cửa từng phần hoạt động kinh tế, mở ra triển vọng tháo gỡ các nút thắt và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.

Theo Chứng khoán BSC, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của những nhóm ngành trên là vẫn còn khi cao điểm giải ngân vốn đầu tư công vẫn nằm ở trung hạn, tập trung ở giai đoạn 2022 - 2025. Công ty chứng khoán trên cũng đưa ra danh mục cổ phiếu nổi bật của chủ đề đầu tư công như HPG, HSG, VHM, KSB, PLC...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Chỉ thị nêu rõ, tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tác động đại dịch COVID-19 dự báo còn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. Yêu cầu đầu tư phát triển, nhất là về kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu… là rất lớn, cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nội dung Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng; trong đó các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có nhiều cố gắng, tích cực đóng góp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn theo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, còn một số bộ, cơ quan, địa phương chậm gửi báo cáo, chất lượng chưa cao, chưa thực hiện nghiêm các quy định; phương án phân bổ vốn còn dàn trải, chưa tập trung vào những công trình, dự án trọng tâm, trọng điểm; số lượng dự án khởi công mới nhiều, trong đó có những dự án dự kiến bố trí chưa đúng quy định…

Vinaconex dự kiến góp hơn 1.000 tỷ đồng vào 2 công ty con

(Vietnamdaily) - Dự kiến việc tăng vốn tại hai công ty con sẽ được Vinaconex thực hiện trong quý 2 và quý 3 năm 2021.
 

HĐQT Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG) vừa công bố Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ tại hai công ty con là Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư và Công ty TNHH MTV Vinaconex Xây Dựng.