Cụ bà gần 100 tuổi vẫn “chơi” Facebook, viết tiểu thuyết

Cụ bà gần 100 tuổi vẫn “chơi” Facebook, viết tiểu thuyết

(Kiến Thức) - Gần 100 tuổi nhưng cụ Thi vẫn sử dụng Facebook một cách thành thạo. Cụ còn có thể ngồi vẽ tranh mà tay không run khiến nhiều người "bái phục".

Xem toàn bộ ảnh
Chúng tôi tìm về Xa La (Hà Đông, Hà Nội), hỏi thăm cụ bà Lê Thi với biệt danh  cụ bà "xì -tin" thì hầu như mọi người nơi đây ai cũng biết. Cụ Thi nổi tiếng bởi ở tuổi gần 100 mà cụ vẫn có thể bật máy tính lên để sử dụng Facebook, đọc tin tức, soạn thảo văn bản... một cách thành thạo.
Chúng tôi tìm về Xa La (Hà Đông, Hà Nội), hỏi thăm cụ bà Lê Thi với biệt danh cụ bà "xì -tin" thì hầu như mọi người nơi đây ai cũng biết. Cụ Thi nổi tiếng bởi ở tuổi gần 100 mà cụ vẫn có thể bật máy tính lên để sử dụng Facebook, đọc tin tức, soạn thảo văn bản... một cách thành thạo.
Cụ Lê Thi sinh năm 1920, đến nay đã 95 tuổi. Cụ sinh ra ở Thanh Hóa, trong gia đình có 11 anh chị em. Tuy nhiên, do gia đình của cụ không có điều kiện nên bố mẹ chỉ cho mấy anh em đi học, còn các cô con gái phải ở nhà ra đồng làm ruộng phụ giúp gia đình. Cụ Thi chỉ biết đến con chữ nhờ học lỏm đám bạn ở gần nhà khi họ học bài.
Cụ Lê Thi sinh năm 1920, đến nay đã 95 tuổi. Cụ sinh ra ở Thanh Hóa, trong gia đình có 11 anh chị em. Tuy nhiên, do gia đình của cụ không có điều kiện nên bố mẹ chỉ cho mấy anh em đi học, còn các cô con gái phải ở nhà ra đồng làm ruộng phụ giúp gia đình. Cụ Thi chỉ biết đến con chữ nhờ học lỏm đám bạn ở gần nhà khi họ học bài.
Chia sẻ về câu chuyện vẽ tranh của mình, cụ Thi cho hay, cụ học vẽ tranh từ khi vợ chồng người con trai đón cụ ra Hà Nội sinh sống. Để giúp đỡ con, cụ ở nhà trông cháu và tự học vẽ tranh. "Tôi vẽ chủ yếu là tranh phong cảnh thiên nhiên, tranh vùng quê... các bức tranh không hề giống nhau và tùy theo từng cảm hứng. Trước đây sức khỏe còn tốt, tôi còn vẽ được những bức tranh to nhưng giờ già yếu rồi nên chỉ vẽ những bức nhỏ thôi", cụ Thi chia sẻ.
Chia sẻ về câu chuyện vẽ tranh của mình, cụ Thi cho hay, cụ học vẽ tranh từ khi vợ chồng người con trai đón cụ ra Hà Nội sinh sống. Để giúp đỡ con, cụ ở nhà trông cháu và tự học vẽ tranh. "Tôi vẽ chủ yếu là tranh phong cảnh thiên nhiên, tranh vùng quê... các bức tranh không hề giống nhau và tùy theo từng cảm hứng. Trước đây sức khỏe còn tốt, tôi còn vẽ được những bức tranh to nhưng giờ già yếu rồi nên chỉ vẽ những bức nhỏ thôi", cụ Thi chia sẻ.
Cụ Thi kể lại: "Năm 1997, có một anh nhà báo về gặp gỡ rồi biết tôi hay vẽ tranh. Sau đó bài báo đăng lên thì Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm đọc được rồi cử các cơ quan chức năng Hà Tây cũ đến tận nhà xem những bức tranh tôi vẽ, họ kiểm kê, ghi chép đánh giá để báo cáo Bộ trưởng... Rồi đích thân Bộ trưởng, cùng các ban ngành đến gia đình thăm tôi".
Cụ Thi kể lại: "Năm 1997, có một anh nhà báo về gặp gỡ rồi biết tôi hay vẽ tranh. Sau đó bài báo đăng lên thì Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm đọc được rồi cử các cơ quan chức năng Hà Tây cũ đến tận nhà xem những bức tranh tôi vẽ, họ kiểm kê, ghi chép đánh giá để báo cáo Bộ trưởng... Rồi đích thân Bộ trưởng, cùng các ban ngành đến gia đình thăm tôi".
 Cụ Thi cho hay, cụ chưa từng bán những bức tranh do cụ tự vẽ mà để lại làm kỷ niệm, hoặc dành tặng cho những ai thật sự tâm đắc với nghệ thuật hội họa.
Cụ Thi cho hay, cụ chưa từng bán những bức tranh do cụ tự vẽ mà để lại làm kỷ niệm, hoặc dành tặng cho những ai thật sự tâm đắc với nghệ thuật hội họa.
Những cây bút màu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hội họa của cụ Thi.
Những cây bút màu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hội họa của cụ Thi.
Theo chia sẻ, trước đây cụ Thi vẽ tranh và ở trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ (đến nay vẫn tồn tại). Còn bây giờ, do không leo được lên các bậc cầu thang nữa nên con cháu của cụ đã xây cho cụ một căn phòng tranh riêng biệt rất yên tĩnh và rộng rãi.
Theo chia sẻ, trước đây cụ Thi vẽ tranh và ở trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ (đến nay vẫn tồn tại). Còn bây giờ, do không leo được lên các bậc cầu thang nữa nên con cháu của cụ đã xây cho cụ một căn phòng tranh riêng biệt rất yên tĩnh và rộng rãi.
Ngôi nhà sàn nơi cụ Thi ở và sáng tác hội họa trước đây. Ảnh: Đức Lợi.
Ngôi nhà sàn nơi cụ Thi ở và sáng tác hội họa trước đây. Ảnh: Đức Lợi.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng cụ Thi vẫn rất minh mẫn, nói chuyện một cách lưu loát. Một điều khá đặc biệt, hàng ngày mỗi khi rảnh rỗi cụ Thi ngồi bật máy tính để đọc tin tức, soạn thảo văn bản. Thậm chí, đã gần 100 tuổi nhưng cụ Thi vẫn đam mê Facebook và ngồi lướt một cách thành thạo không hề thua kém các bạn trẻ khiến nhiều người "bái phục".
Mặc dù tuổi đã cao nhưng cụ Thi vẫn rất minh mẫn, nói chuyện một cách lưu loát. Một điều khá đặc biệt, hàng ngày mỗi khi rảnh rỗi cụ Thi ngồi bật máy tính để đọc tin tức, soạn thảo văn bản. Thậm chí, đã gần 100 tuổi nhưng cụ Thi vẫn đam mê Facebook và ngồi lướt một cách thành thạo không hề thua kém các bạn trẻ khiến nhiều người "bái phục".
"Trước đây tôi có dùng tài khoản Yahoo để nói chuyện với bạn bè nhưng sau đó mọi người chuyển hết sang dùng Facebook nên tôi có nhờ cháu hướng dẫn, một thời gian là biết sử dụng", cụ Thi nói.
"Trước đây tôi có dùng tài khoản Yahoo để nói chuyện với bạn bè nhưng sau đó mọi người chuyển hết sang dùng Facebook nên tôi có nhờ cháu hướng dẫn, một thời gian là biết sử dụng", cụ Thi nói.
Cuộc sống giản dị nhưng rất công nghệ của cụ bà gần 100 tuổi khiến nhiều người ngưỡng mộ. Được biết, năm 2009, cũng nhờ máy tính mà trong 2 năm cụ Thi đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng”, tiểu thuyết dài gần 600 trang do nhà xuất bản Văn học in ấn, xuất bản.
Cuộc sống giản dị nhưng rất công nghệ của cụ bà gần 100 tuổi khiến nhiều người ngưỡng mộ. Được biết, năm 2009, cũng nhờ máy tính mà trong 2 năm cụ Thi đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng”, tiểu thuyết dài gần 600 trang do nhà xuất bản Văn học in ấn, xuất bản.
"Sự hiểu biết về các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại... tôi không bằng mẹ chồng đâu. Nhiều lúc cũng phải bái phục mẹ. Mẹ tôi lên mạng chủ yếu là nói chuyện với cháu ở bên Nga, hoặc vào đọc tin tức rồi ngồi chát với bạn bè", bà Trương Thị Chức (gần 70 tuổi, con dâu cụ Thi) chia sẻ.
"Sự hiểu biết về các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại... tôi không bằng mẹ chồng đâu. Nhiều lúc cũng phải bái phục mẹ. Mẹ tôi lên mạng chủ yếu là nói chuyện với cháu ở bên Nga, hoặc vào đọc tin tức rồi ngồi chát với bạn bè", bà Trương Thị Chức (gần 70 tuổi, con dâu cụ Thi) chia sẻ.
Sử dụng máy tính xong, cụ Thi tắt nguồn và lau chùi máy khỏi bụi bám một cách cẩn thận.
Sử dụng máy tính xong, cụ Thi tắt nguồn và lau chùi máy khỏi bụi bám một cách cẩn thận.
Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, mọi việc sinh hoạt cá nhân cụ Thi cũng tự lo lấy mà không cần phải nhờ đến bất kỳ ai, trừ những lúc ốm đau.
Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, mọi việc sinh hoạt cá nhân cụ Thi cũng tự lo lấy mà không cần phải nhờ đến bất kỳ ai, trừ những lúc ốm đau.
Một sở thích khác của cụ Thi là cụ có thể ăn trầu cả ngày mà không chán. Những miếng trầu cũng tự tay cụ têm lấy. Nói về bí quyết sống khỏe của mình, cụ Thi chỉ cười và cho biết: "Tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả, tôi chỉ ăn ngủ đúng giờ (tối 10h đi ngủ, sáng dậy từ lúc 5h tập thể dục). Tôi ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột và thỉnh thoảng tự làm mọi việc nhỏ nhẹ chứ không ngồi một chỗ lâu...".
Một sở thích khác của cụ Thi là cụ có thể ăn trầu cả ngày mà không chán. Những miếng trầu cũng tự tay cụ têm lấy. Nói về bí quyết sống khỏe của mình, cụ Thi chỉ cười và cho biết: "Tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả, tôi chỉ ăn ngủ đúng giờ (tối 10h đi ngủ, sáng dậy từ lúc 5h tập thể dục). Tôi ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột và thỉnh thoảng tự làm mọi việc nhỏ nhẹ chứ không ngồi một chỗ lâu...".

GALLERY MỚI NHẤT