“Cứ để đó cho anh…”

Câu nói quen thuộc đến nỗi em thấy điều đó là bình thường, là đương nhiên, là chuyện đàn ông, giờ em mới nhận ra mình hạnh phúc thế nào.

“Cứ để đó cho anh…”

Anh đi công tác xa, ngày đầu tiên em thấy bình thường; sang ngày thứ hai đã thấy nhơ nhớ; đến ngày thứ ba thì nhìn trước ngó sau đều thấy trống vắng vô cùng.

Bóng đèn hư, em phải ra tiệm điện mua cái mới rồi mày mò gắn vào. Cái lược nước của máy giặt bị bẩn, nước chảy yếu, em phải lên hỏi “anh Gu-gồ” xem khắc phục thế nào... Rồi cái quạt máy bị bẩn, em chẳng biết tháo, lắp làm sao để lau chùi; cái máng xối đọng rác, em không cách gì trèo lên trên nóc nhà để dọn dẹp được…

Chợt nhớ anh quá đỗi. Có anh ở nhà, mỗi khi em than phiền cái này hư, cái kia hỏng, bao giờ cũng nghe câu trả lời của anh: “Cứ để đó cho anh”. Sau câu nói ấy, yêu cầu của em được đáp ứng, mọi hư hỏng được khắc phục. Quen thuộc đến nỗi em thấy điều đó là bình thường, là đương nhiên, là chuyện của đàn ông. Em chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ có một lúc nào đó những chuyện ấy sẽ dành cho mình.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Vậy mà bây giờ điều đó đang xảy ra. Khi anh vắng nhà, không chỉ những công việc “của đàn ông” em phải tự làm mà ngồi vào mâm cơm, không có đàn ông cũng thấy nhà cửa vắng vẻ. Mấy ngày qua, không nghe câu anh nói “cứ để đó cho anh”, em thấy nhớ anh vô cùng.

Giờ em mới biết không phải người đàn ông nào cũng đáng yêu như anh. Mấy chị bạn kể các chị phải làm hết chuyện trong ngoài, mấy anh chồng chỉ biết đi làm mang tiền về rồi thôi chứ chẳng bao giờ quan tâm giúp đỡ, chia sẻ việc nhà với vợ. Em may mắn có được một người chồng không chỉ yêu thương mà còn rất cưng chiều vợ. Vậy mà trước giờ em thấy mọi chuyện thật bình thường. Chỉ khi anh đi vắng, em mới biết anh quan trọng như thế nào.

Em tính từng ngày, mong cho qua cái thời hạn 2 tuần để anh về với em. Chắc chắn khi anh trở về, câu đầu tiên em sẽ nói với anh là: Chồng ơi, em nhớ anh quá chừng…

Anh yêu đôi bàn tay chai sạn của vợ!

Anh yêu đôi bàn tay chai sạn vì lao động của vợ mình. Thế thì sao em lại không cho anh nói lên tình yêu đó, niềm tự hào đó?

Anh yêu đôi bàn tay chai sạn của vợ!
“Anh đừng bao giờ nhắc lại trước mặt bạn bè em về những ngày tháng nghèo khổ nữa.Bây giờ mình đã giàu có, em không muốn người ta bới móc, thêu dệt”.

Đây là lần thứ 3, em nói với anh điều này. Trước đây, anh nghĩ em nói những lời đó khi tâm trạng không tốt, khi có ai đó chạm vào những vất vả, khó nhọc mà em và các anh chị phải gánh chịu. Song, đến lần thứ 3 thì anh tin rằng đó chính là suy nghĩ hiện tại của em.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Sự mặc cảm về quá khứ nghèo hèn khiến em không dám tự tin vào những gì mình đang có. Điều đó khiến anh chạnh lòng. Cha mẹ đã vất vả nuôi gần chục đứa con khôn lớn nên người. Giờ đây, đứa nào cũng thành đạt nhưng cha mẹ không có phúc được hưởng. Cha mẹ ra đi khi đã vắt cạn kiệt sức lực cho con. Thế thì tại sao em không tự hào về điều đó? Nghèo khó phải đâu là tội lỗi, càng không phải là điều gì đáng để xấu hổ, mặc cảm!

Nếu không có anh

Em đang có cuộc sống ổn định, một người chồng trẻ khỏe, đẹp trai lại giỏi kiếm tiền. Em thật sự không muốn chết!

Nếu không có anh

Ban đầu, đó chỉ là một vết chàm nho nhỏ lâu lành. Rồi sau một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ, nó trở thành ác mộng của đời em, khi kết quả sinh thiết cho biết là ác tính.

Khỏi phải nói, những ngày ấy em suy sụp và đau khổ biết chừng nào. Con của chúng mình mới lên mười, bé bỏng khờ khạo. Em thì chưa tới 40 tuổi. Em còn yêu đời lắm với bao nhiêu dự định. Em đang có cuộc sống ổn định, một người chồng trẻ khỏe, đẹp trai lại giỏi kiếm tiền. Em thật sự không muốn chết!

Chuyện hẹn hò tuổi “băm“

Ngần ấy thời gian, có lẽ đây là buổi hẹn hò hiếm có. Tôi cố gắng nghiêng đầu về phía vai anh, mắt xa xăm cho… đúng mốt hẹn hò.

Chuyện hẹn hò tuổi “băm“

Chuyện hẹn hò chẳng có gì lạ với những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, nhưng lại là một sự kiện lớn đối với cặp đôi đã gần hết tuổi “băm” như vợ chồng tôi. Thứ sáu, “anh xã” nói khẽ vào tai tôi, giọng ngọt như mía lùi: “Tối mai mình tìm quán cà phê nào lạ để… thay đổi không khí, em nhé!”. “Quán-cà-phê-nào-lạ?”. Tôi bật cười, nhấn rõ từng từ. Anh chưa bao giờ đưa tôi đến quán cà phê trong khoảng thời gian tám năm kể từ ngày cưới. Ngần ấy thời gian, có lẽ đây là buổi hẹn hò hiếm có.

Vào thang máy, nhìn anh bấm số tầng lầu cao nhất, tôi tỏ ra ngần ngại: “Cà phê sân thượng ở khách sạn này à?”, nghĩ đến khoản tiền phải trả, tôi tiếc đứt ruột. Anh thì cứ tủm tỉm cười, vẻ đắc ý. Thôi… “đâm lao thì phải theo lao”. Tôi khổ sở bám theo sau anh, bước chệch choạc bằng đôi giày cao gót dùng vài lần mỗi năm.

Chúng tôi ngồi ở một góc đẹp và lãng mạn. Theo lời quảng cáo của anh thì bàn này được đặt trước. Anh còn hãnh diện kể công với tôi rằng đã hủy hết mấy cuộc hẹn quan trọng để thu xếp thời gian đi với tôi. Sống với nhau ngần ấy năm, tôi thừa biết tối thứ Bảy nào anh cũng nằm kềnh ở nhà xem bóng đá.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Em đừng bận tâm chuyện con cái, tiền bạc… Tập trung vào vấn đề chính hoặc là chúng ta trả tiền và về ngay!”. Anh biết tôi tiếc của nên có thể hiểu đó là câu trêu chọc. Ừ thì tận hưởng. Tôi nhìn theo tay anh chỉ, phía đằng xa kia là dãy nhà quen thuộc nơi chúng tôi đã gắn bó mấy năm nay. Tôi chưa bao giờ thấy đèn đường lấp lánh, rực rỡ đến thế. Tôi cũng cố gắng nghiêng đầu về phía vai anh, mắt xa xăm cho… đúng mốt hẹn hò.

Người phục vụ đến chờ chúng tôi gọi thức uống. “Phụ nữ có quyền chọn trước”, sự ga-lăng mà anh thể hiện bỗng làm tôi lúng túng. Mất gần mười phút, tôi vẫn dán mắt vào thực đơn, cậu nhân viên phục vụ kiên nhẫn đứng chờ. “Cho vài lon bia!”, anh nói. Tôi nhẹ nhõm như thể anh vừa cứu mình thoát khỏi hoạn nạn.

Vậy là chúng tôi uống bia cùng đồ nhắm là một ít hạt dẻ. Hình như, lần đầu tiên tôi cảm nhận vị ngọt và say nồng của bia. Chồng vừa nhấm nháp từng ngụm vừa gật gù khơi chuyện. Anh kể lại chuyện ngày trước làm “mặt dày” đêm nào cũng đến nói chuyện với ba vợ tương lai, “cưa đổ” ba má tôi trước khi “cưa đổ” tôi. Anh hỏi tôi nhớ chuyện gì nhất, tôi cười: “Hồi đó, anh bảo em về giữ tiền giùm, nuôi con giùm và nhân tiện nuôi giùm luôn cả anh”. Những kỷ niệm xa xưa, những lần giận hờn, cãi vã không đâu vào đâu cứ ùa về. Xen vào đó là gương mặt của các con, là những va đập đời thường mà cả hai vợ chồng chưa một lần dừng lại để ngắm nghía, quan sát, an ủi, vỗ về. Bất chợt, tôi quặn lòng thương chồng, thương cả chính mình.

Chúng tôi trở về khi hơi men vẫn còn phảng phất, hai vợ chồng bật cười trước ánh nhìn vừa bất ngờ vừa lo lắng của ngoại: “Tưởng tụi bây đi cà phê cà pháo gì đó. Hư hỏng quá! Mấy đứa nhỏ khóc mệt lử rồi lăn đùng ra ngủ, tội nghiệp!”. Dù cảm thấy có lỗi với con, nhưng vợ chồng tôi vẫn không giấu được niềm vui.

Trước khi đi ngủ, anh quay sang ôm tôi, vòng tay ấm hơn mọi ngày. “Thực ra lúc đó anh cũng chẳng biết gọi đồ uống gì nên mới đẩy sang bắt em chọn. Nào ngờ em cũng kém thế. Anh đành gọi theo… thói quen”. Chúng tôi nhận ra mình đã bỏ quên nhiều thứ. Chẳng ai muốn vậy, chỉ là những thói quen mới dần lấn át thói quen cũ. Có lẽ, vợ chồng tôi sẽ lại trốn con để đi đến một quán cà phê nào đó, gọi một thức uống khác, theo thói quen mới, tạo sắc màu mới cho cuộc sống.

Tin mới