Cử tri Hà Nội lên án vi phạm của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa

Trước kỳ họp HĐND TP Hà Nội khai mạc hôm nay (6/7), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị về những vấn đề cử tri và nhân dân thủ đô quan tâm.

Cử tri Hà Nội lên án vi phạm của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa
Theo bản tổng hợp, cử tri và nhân dân bất bình và lên án những hành động của Trung Quốc về việc thành lập các đơn vị hành chính trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, cấm đánh bắt cá và có những hành vi ngăn cản, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền nước ta.

Đồng thời, cử tri mong muốn Đảng và nhà nước có những biện pháp, phù hợp, đúng đắn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Cử tri và nhân dân Hà Nội tin tưởng, đồng tình ủng hộ thực hiện các biện pháp quyết liệt, khẩn cấp, đồng bộ của Chính phủ, thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19; song song với đó là việc thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Cử tri cũng đồng tình, tin tưởng và ủng hộ công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, thành phố, góp phần vào thành công bước đầu trong công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cu tri Ha Noi len an vi pham cua Trung Quoc o Hoang Sa, Truong Sa
Tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 của Trung Quốc từng xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam 
Việc cán bộ ở một số địa phương lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Trong đó có vụ, một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cấu kết với các đơn vị liên quan vi phạm quy định về đấu thầu mua sắm máy xét nghiệm Covid-19, một số vụ việc mua sắm thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm tại các địa phương như Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái Bình...khiến cử tri và nhân dân Hà Nội rất bất bình.
Cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của những cán bộ có liên quan, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đề nghị đẩy nhanh tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhiều người lao động mất việc làm, làm việc luân phiên, không có lương hoặc thu nhập rất thấp,...
Mặc dù cơ quan chức năng cố gắng giải quyết các chính sách trợ cấp cho người lao động nhưng đời sống vẫn rất khó khăn, nhất là những người bị mất việc làm.
Cử tri và nhân dân mong muốn TP có các giải pháp khẩn trương, đồng bộ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và mở rộng thị trường việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân thủ đô quan tâm đến những vấn đề về đô thị như việc xây dựng các không gian ngầm để giải quyết vấn đề giao thông, giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Cu tri Ha Noi len an vi pham cua Trung Quoc o Hoang Sa, Truong Sa-Hinh-2
 
Đề nghị TP tiếp tục quan tâm tới tình trạng ô nhiễm môi trường, việc cung cấp nước sạch cho nhân dân; tác động của việc điều chỉnh giá điện đến đời sống nhân dân; quan tâm lĩnh vực y tế, đảm bảo tốt các điều kiện khám chữa bệnh...
Liên quan đến tình hình an ninh trật tự, cử tri ghi nhận, đánh giá cao lực lượng công an và các cơ quan chức năng đã chủ động, tích cực trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm. Điều tra, xử lý kịp thời những vụ án, hành vi vi phạm pháp luật, phá được các vụ án buôn bán ma túy lớn, đặc biệt là 2 vụ án tại quận Hoàn Kiếm, ngăn chặn kịp thời việc đua xe gây rối trật tự công cộng…
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn lo lắng về tình trạng cướp của, giết người, lừa đảo, tín dụng đen, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy diễn biến phức tạp; tình trạng băng nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp hoạt động tại một số địa phương... và đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Nhật ký Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan trên vùng biển VN

(Kiến Thức) - Trong 10 ngày đưa và đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc ngày càng tỏ ra ngang ngược, hỗn xược.

Nhật ký Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan trên vùng biển VN
Ngày 11/5

Theo đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu vào bảo vệ giàn khoan HD981, xâm phạm chủ quyền biển và không phận Việt Nam. Cụ thể: trong ngày 10 và sáng 11/5, cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy quan quân sự của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư với độ cao từ 800m – 1000m.
Trong số này có một tốp máy bay tiêm kích của Trung Quốc và một máy bay cánh bằng mang số hiệu 9401 lượn trên không khu vực của tàu CSB 8003.

NSND Trung Kiên: “Trung Quốc đừng đùa với người Việt“

(Kiến Thức) - Cho rằng cần tỉnh táo, tránh mắc mưu Trung Quốc, NSND Trung Kiên cũng khẳng khái: "Vấn đề chủ quyền, đừng có đùa với người Việt Nam".

NSND Trung Kiên: “Trung Quốc đừng đùa với người Việt“
Tình hình biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, nhất là gần đây Trung Quốc đã có những hành động gây hấn, dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam gần khu vực hạ đặt giàn khoan HD981 trong hải phận của chúng ta. Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến tất cả những người dân Việt Nam đều sục sôi, căm phẫn. Hòa chung dòng người ấy, nhiều sao Việt cũng lên tiếng, quyết liệt phản đối Trung Quốc.
NSND Trung Kiên: Tỉnh táo để không mắc mưu Trung Quốc

Lãnh đạo, Tướng VN nhận định, hiến kế gì trước TQ ngang ngược?

(Kiến Thức) - Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đưa ra nhiều ý kiến về việc làm ngang ngược của Trung Quốc và nhận định về cách Việt Nam đã, đang và sẽ đối phó.

Lãnh đạo, Tướng VN nhận định, hiến kế gì trước TQ ngang ngược?
Nói về những phương thức buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), Thiếu Tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công ancho biết: “Về mặt tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong phạm vi quốc tế, thông thường có 4 phương thức gồm: trao đổi song phương, đàm phán với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 làm trung gian hòa giải; đưa ra tòa án quốc tế phân xử và cuối cùng là giải pháp quân sự. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào, không chỉ là nước nhỏ mà cả nước lớn đều luôn cố gắng tránh giải pháp cuối cùng vì đó luôn là hạ sách.

Tin mới