Cực choáng khối đá quý khổng lồ 300kg được tìm thấy trong hầm mỏ
Khối đá quý tự nhiên nặng 310kg được giới chức Sri Lanka khẳng định là hòn đá sapphire xanh tự nhiên lớn nhất trên thế giới.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Khoảng 3 tháng trước tại một mỏ đá quý ở khu vực Ratnapura, người ta đã phát hiện hòn đá sapphire khổng lồ được đặt biệt danh là "Nữ hoàng châu Á".
Các nhà nghiên cứu đá quý tại Sri Lanka đã kiểm tra và cho biết đây là một trong những hòn đá sapphire quý hiếm nhất thế giới vì nó nặng tới 310kg.
Tuy nhiên các tổ chức quốc tế vẫn chưa chứng nhận hòn đá quý này. Hiện khối sapphire được trưng bày tại nhà của một trong những chủ sở hữu mỏ đá quý ở Horana, cách thủ đô Colombo khoảng 65 km về phía Nam.
Các nhà sư đã tụng kinh trước hòn đá quý khổng lồ trước khi nó được mang ra trưng bày. Hòn đá được tìm thấy ở khu vực Ratnapura giàu đá quý, nơi người dân địa phương trước đây tình cờ phát hiện cụm đá sapphire sao lớn nhất thế giới.
Ratnapura được biết đến là "thủ đô đá quý" của quốc gia Nam Á này, nơi xuất khẩu ngọc bích và đá quý hàng đầu.
Sri Lanka là một trong những nước xuất khẩu sapphire và các loại đá quý hàng đầu thế giới. Năm 2020, quốc gia này kiếm được khoảng nửa tỷ USD thông qua việc xuất khẩu đá quý, kim cương và đồ trang sức.
Đá Sapphire là 1 khoáng vật corundum có độ bền cao cùng chung người anh em là Ruby, ngoại trừ corundum màu đỏ được gọi là Ruby, còn lại tất cả những khoáng vật được hình thành từ corundum có màu sắc khác được gọi là Sapphire.
Đá Saphire còn gọi là đá lam ngọc – một loại đá được hình thành bởi cương thạch, nó mang vẻ đẹp tinh tế nhưng không kém phần lộng lẫy. Đá có độ cứng được tính theo thang Mohs là 9.
Sapphire có màu sắc phong phú, nổi bật nhất là màu xanh dương đậm, ngoài ra còn có các màu xanh phớt, xanh có ánh hồng, ánh tía… Đá Sapphire bóng, trong, không lẫn tạp chất là loại đá cao cấp, có giá trị không kém gì kim cương.
Nguồn gốc tên gọi của đá Sapphire bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa “Đá màu Xanh da trời”. Dễ nhận thấy dòng đá quý có màu xanh biển nổi bật hơn cả. Điều này có được nhờ các lớp Titan, Crom, Magie,… trong thành phần cấu tạo của đá tạo nên.
Những viên Sapphire quý hiếm được hình thành dưới tầng địa chất rất sâu hàng trăm km trong lòng đất. Với độ sâu như vậy làm cho việc khai thác sapphire rất nguy hiểm.
Mỏ có thể sụp đổ trong khi các công nhân ở dưới lòng đất. Ngoài ra, khi công nhân đào sâu hơn, không khí ngày càng khan hiếm, dẫn đến khả năng nghẹt thở. Chính vì thế để có được 1 viên sapphire đẹp không dễ đang chút nào.