Cực hiếm: Khoảnh khắc quân giải phóng tóm sống "xe tăng 6 nòng" của Mỹ

Cực hiếm: Khoảnh khắc quân giải phóng tóm sống "xe tăng 6 nòng" của Mỹ

(Kiến Thức) - Mặc dù được định danh là "pháo tự hành chống tăng", tuy nhiên quân đội Mỹ lại sử dụng khẩu pháo tự hành 6 nòng này vào nhiệm vụ chống bộ binh nhiều hơn.

Xem toàn bộ ảnh
Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng đã chiếm được một khẩu  pháo tự hành chống tăng M50 Ontos. Đây là loại pháo tự hành chống tăng rất độc đáo, được Mỹ sử dụng với số lượng rất hạn chế trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng đã chiếm được một khẩu pháo tự hành chống tăng M50 Ontos. Đây là loại pháo tự hành chống tăng rất độc đáo, được Mỹ sử dụng với số lượng rất hạn chế trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
M50 Ontos là loại pháo tự hành chống tăng có trang bị tới 6 nòng pháo. Đây là các nòng của pháo không giật M40 106mm. M50 được phát triển trong giai đoạn những năm 1950 của thế kỷ trước nhưng số lượng phát triển rất hạn chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
M50 Ontos là loại pháo tự hành chống tăng có trang bị tới 6 nòng pháo. Đây là các nòng của pháo không giật M40 106mm. M50 được phát triển trong giai đoạn những năm 1950 của thế kỷ trước nhưng số lượng phát triển rất hạn chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tại chiến trường Mậu Thân năm 1968, những khẩu pháo tự hành M50 Ontos đã tham chiến ở quy mô lớn lần cuối cùng trước khi bị Quân đội Mỹ cho về hưu vào năm 1969. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tại chiến trường Mậu Thân năm 1968, những khẩu pháo tự hành M50 Ontos đã tham chiến ở quy mô lớn lần cuối cùng trước khi bị Quân đội Mỹ cho về hưu vào năm 1969. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được định danh là pháo tự hành chống tăng, tuy nhiên nhiệm vụ chính của M50 Ontos trên chiến trường Việt Nam lại là chống bộ binh do nó có hoả lực vượt trội. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được định danh là pháo tự hành chống tăng, tuy nhiên nhiệm vụ chính của M50 Ontos trên chiến trường Việt Nam lại là chống bộ binh do nó có hoả lực vượt trội. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bản thân học thuyết chiến tranh của quân đội Mỹ cũng không chỉ rõ vị trí của M50 trong một cuộc chiến thiết giáp. Vậy nên, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ thường sử dụng loại pháo tự hành chống tăng này vào nhiệm vụ yểm trợ hoả lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bản thân học thuyết chiến tranh của quân đội Mỹ cũng không chỉ rõ vị trí của M50 trong một cuộc chiến thiết giáp. Vậy nên, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ thường sử dụng loại pháo tự hành chống tăng này vào nhiệm vụ yểm trợ hoả lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do bản thân M50 Ontos có giáp quá mỏng, nó dễ dàng bị tấn công và vô hiệu hoá bởi các loại vũ khí chống tăng rất phổ biến của quân giải phóng hoặc thậm chí bị hạ gục chỉ bởi mìn bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do bản thân M50 Ontos có giáp quá mỏng, nó dễ dàng bị tấn công và vô hiệu hoá bởi các loại vũ khí chống tăng rất phổ biến của quân giải phóng hoặc thậm chí bị hạ gục chỉ bởi mìn bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
M50 Ontos có trọng lượng tổng cộng 8600 tấn, chiều dài 3,83 mét và rộng 2,6 mét. Xe có kíp chiến đấu ba người bao gồm lái xe, xạ thủ và nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Pinterest.
M50 Ontos có trọng lượng tổng cộng 8600 tấn, chiều dài 3,83 mét và rộng 2,6 mét. Xe có kíp chiến đấu ba người bao gồm lái xe, xạ thủ và nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, việc nạp đạn cho M50 Ontos lại rất khó khăn, bất tiện khi người điều khiển cần phải trèo hẳn ra ngoài xe tăng để nạp đạn cho 6 khẩu pháo không giật cùng lúc - rất dễ bị xạ thủ bắn tỉa của phía ta hạ gục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, việc nạp đạn cho M50 Ontos lại rất khó khăn, bất tiện khi người điều khiển cần phải trèo hẳn ra ngoài xe tăng để nạp đạn cho 6 khẩu pháo không giật cùng lúc - rất dễ bị xạ thủ bắn tỉa của phía ta hạ gục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại pháo tự hành chống tăng này được trang bị một động cơ 6 xi-lanh có công suất 145 mã lực kèm theo đó là hệ thống bánh xích - cho phép nó di chuyển vượt địa hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại pháo tự hành chống tăng này được trang bị một động cơ 6 xi-lanh có công suất 145 mã lực kèm theo đó là hệ thống bánh xích - cho phép nó di chuyển vượt địa hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi bị loại biên khỏi quân đội Mỹ, M50 Ontos gần như "tuyệt chủng" hoàn toàn trên khắp thế giới. Bản thân quân đội ta dù thu giữ được số lượng không nhỏ pháo tự hành chống tăng M50 Ontos nhưng cũng không sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi bị loại biên khỏi quân đội Mỹ, M50 Ontos gần như "tuyệt chủng" hoàn toàn trên khắp thế giới. Bản thân quân đội ta dù thu giữ được số lượng không nhỏ pháo tự hành chống tăng M50 Ontos nhưng cũng không sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau này, phương án tăng cường hoả lực yểm trợ bộ binh thường được sử dụng với việc đặt pháo không giật lên nóc xe thiết giáp chở quân - phương án khả dĩ và đơn giản hơn nhiều so với thiết kế sáu nòng cồng kềnh và "vô lý này". Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau này, phương án tăng cường hoả lực yểm trợ bộ binh thường được sử dụng với việc đặt pháo không giật lên nóc xe thiết giáp chở quân - phương án khả dĩ và đơn giản hơn nhiều so với thiết kế sáu nòng cồng kềnh và "vô lý này". Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ tác chiến trong Chiến trường Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT