Cực nóng loạt dấu hiệu cảnh báo Trái đất sắp hứng nhiều thảm họa
Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, dẫn tới xuất hiện nhiều hơn những dấu hiệu cảnh báo về thảm họa thiên nhiên sắp diễn ra trên toàn thế giới.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Sự biến đổi khí hậu đã khiến Greenland nóng lên ở mức kỷ lục. Không những thế, ở đây trời bắt đầu mưa, lượng mưa rơi xuống ngày 14/8 ở độ cao khoảng 3.000 mét so với mực nước biển.
Chuyên viên của Viện Khí tượng Đan Mạch cho biết, điều này chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ trên hoặc dưới 0 °C. Trong hơn 2.000 năm qua chỉ ghi nhận 9 sự kiện ấm lên như vậy, mà 3 trong số đó xảy ra trong vòng 10 năm lại đây. Vì vậy đây được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo thảm họa thiên nhiên có thể ập đến với Trái đất.
Tuy nhiên, chuyên viên cũng cho biết thêm trong năm 2012 và năm 2019, khi nhiệt độ tăng cao, vẫn không có mưa ở những nơi này. Vì vậy việc mưa xuất hiện ở Greenland là cực kỳ khó xảy ra.
Mùa hè năm nay ở Greenland đã ghi nhận thực trạng ấm lên kỷ lục tới 20°C. Sóng nhiệt càng làm tăng tốc độ tan chảy của bề mặt lớp băng.
Điều này khiến cho các nhà khoa học lo ngại quá trình tăng nhiệt độ ở Bắc Cực diễn ra nhanh hơn mức trung bình trên toàn cầu.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo, lớp lá chắn băng bao phủ Greenland có kích thước gấp 3 lần lãnh thổ nước Pháp. Trong đó chứa đủ lượng nước để khi băng tan chảy sẽ nâng mực nước đại dương thế giới lên cao 7 mét.
Mới đây, một nghiên cứu cũng cho thấy dòng hải lưu Đại Tây Dương đã bị suy yếu do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu không được khắc phục, hải lưu có thể mất kiểm soát và gây hậu quả lớn cho con người.
Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) có tác động lớn đến nhiệt độ đại dương. Nó là tập hợp các dòng chảy xuyên suốt từ Đại Tây Dương và được ví như mạch máu của biển cả.
Nếu AMOC bị rối loạn, phía Bắc châu Âu sẽ trở nên lạnh hơn, nhiệt độ ở một số khu vực có thể giảm đến 8 độ C. Cộng với tình trạng ấm lên toàn cầu, một số thành phố ở bờ đông nước Mỹ sẽ bị ngập lụt hoàn toàn.
Ngược lại, nhiệt độ bán cầu Nam sẽ tăng lên, đặc biệt là xung quanh Nam Cực. Nhiều bộ phận châu Âu sẽ trải qua các đợt lũ lụt và bão tuyết dữ dội. Điều này sẽ khiến khu vực Tây Phi chịu hạn hán vĩnh viễn.
Về lý thuyết, AMOC có thể sụp đổ do một lượng băng tan có kích cỡ bằng Greenland và tốc độ tan băng tại khu vực này thật sự đáng báo động.
Sự sụp đổ được gọi là "điểm cực hạn", một giới hạn của hệ sinh thái có thể khiến loài người mất hàng thế kỷ để phục hồi. Thảm họa khí hậu là một trái bom nổ chậm ẩn chứa nguy hiểm cho nhân loại.
Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews.