Cung điện cao nhất thế giới được xây dựng không cần nền móng

Cung điện cao nhất thế giới được xây dựng không cần nền móng

Cung điện Hawa Mahal là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ, cũng là tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng mà không có nền móng, song vẫn đứng vững qua nhiều thế kỷ.

Xem toàn bộ ảnh
   Cung điện Hawa Mahal nằm tại "thành phố màu hồng" Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan rộng lớn ở phía tây bắc Ấn Độ. Với nhiều công trình kiến trúc - văn hóa nổi tiếng như Hawa Mahal, Jaipur đủ sức cuốn hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: Douglas Pearson.
Cung điện Hawa Mahal nằm tại "thành phố màu hồng" Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan rộng lớn ở phía tây bắc Ấn Độ. Với nhiều công trình kiến trúc - văn hóa nổi tiếng như Hawa Mahal, Jaipur đủ sức cuốn hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: Douglas Pearson.
Cung điện Hawa Mahal được xây dựng vào năm 1799. Trải qua nhiều thế kỷ, tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng mà không có nền móng này vẫn đứng vững. Theo các nghiên cứu, điều này là do kiến trúc công trình - vốn là một kiến trúc cong nằm nghiêng góc 87 độ, đồng thời có hình dạng kim tự tháp. Ảnh: Andrea Moroni.
Cung điện Hawa Mahal được xây dựng vào năm 1799. Trải qua nhiều thế kỷ, tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng mà không có nền móng này vẫn đứng vững. Theo các nghiên cứu, điều này là do kiến trúc công trình - vốn là một kiến trúc cong nằm nghiêng góc 87 độ, đồng thời có hình dạng kim tự tháp. Ảnh: Andrea Moroni.
  Hawa Mahal là tòa nhà 5 tầng, trông như một tổ ong lớn. Nhờ có đến 953 cửa sổ chạm khắc đẹp đẽ, gió luôn thổi tràn qua tòa nhà, tạo nên sự thông thoáng tuyệt vời. Đó cũng là lý do khiến nơi đây còn được gọi với cái tên "cung điện Gió". Ảnh: Douglas Pearson.
Hawa Mahal là tòa nhà 5 tầng, trông như một tổ ong lớn. Nhờ có đến 953 cửa sổ chạm khắc đẹp đẽ, gió luôn thổi tràn qua tòa nhà, tạo nên sự thông thoáng tuyệt vời. Đó cũng là lý do khiến nơi đây còn được gọi với cái tên "cung điện Gió". Ảnh: Douglas Pearson.
Kiến trúc cung điện Hawa Mahal khá đặc biệt, thể hiện ở chỗ cho phép những phụ nữ trong Hoàng gia dù ngồi bên trong vẫn có thể quan sát đường phố đông đúc bên ngoài qua các ô cửa, gọi là jharokha, mà không bị người ngoài nhìn thấy. Điều này nhằm đáp ứng quy định nghiêm ngặt lúc bấy giờ của triều đình. Ảnh: Shrishti Chaudhary.
Kiến trúc cung điện Hawa Mahal khá đặc biệt, thể hiện ở chỗ cho phép những phụ nữ trong Hoàng gia dù ngồi bên trong vẫn có thể quan sát đường phố đông đúc bên ngoài qua các ô cửa, gọi là jharokha, mà không bị người ngoài nhìn thấy. Điều này nhằm đáp ứng quy định nghiêm ngặt lúc bấy giờ của triều đình. Ảnh: Shrishti Chaudhary.
Người ta thường nói hình dạng cung điện Hawa Mahal giống với vương miện của thần Krishna ở Ấn Độ. Kiệt tác kiến trúc này cho thấy sự pha trộn hài hòa giữa phong cách kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mughal, thể hiện qua các mái vòm, cột trụ, khung tò vò... Ảnh: Robert Hading.
Người ta thường nói hình dạng cung điện Hawa Mahal giống với vương miện của thần Krishna ở Ấn Độ. Kiệt tác kiến trúc này cho thấy sự pha trộn hài hòa giữa phong cách kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mughal, thể hiện qua các mái vòm, cột trụ, khung tò vò... Ảnh: Robert Hading.
Ngoài Hawa Mahal, Jaipur còn có Khu phức hợp cung điện Thành phố (City Palace Complex) nổi tiếng, nằm ngay trung tâm "thành phố màu hồng" này. Nơi đây gồm cung điện đón khách Mubarak Mahal, cung điện hoàng hậu Maharani, bảo tàng trưng bày các bộ sưu tập Hoàng gia... Ảnh: Gosahin.
Ngoài Hawa Mahal, Jaipur còn có Khu phức hợp cung điện Thành phố (City Palace Complex) nổi tiếng, nằm ngay trung tâm "thành phố màu hồng" này. Nơi đây gồm cung điện đón khách Mubarak Mahal, cung điện hoàng hậu Maharani, bảo tàng trưng bày các bộ sưu tập Hoàng gia... Ảnh: Gosahin.
Khu phức hợp cung điện Thành phố được hình thành và xây dựng bởi Maharaja Sawai Jai Singh II, cũng chính là người sáng lập thành phố Jaipur. Công trình là sự kết hợp tuyệt đẹp của phong cách kiến trúc Mughal và Rajput, từng là nơi ở của gia đình Hoàng gia. Ảnh: Saijal.
Khu phức hợp cung điện Thành phố được hình thành và xây dựng bởi Maharaja Sawai Jai Singh II, cũng chính là người sáng lập thành phố Jaipur. Công trình là sự kết hợp tuyệt đẹp của phong cách kiến trúc Mughal và Rajput, từng là nơi ở của gia đình Hoàng gia. Ảnh: Saijal.
Thợ máy ảnh được mệnh danh là người chim ở Ấn Độ Hơn 13 năm trên mái nhà, Joseph Sekar, thợ máy ảnh ở Ấn Độ, đã chăm sóc hơn 8.000 con vẹt từ khắp nơi trên thế giới. Hàng nghìn du khách đã đến đây để ngắm vẹt mỗi ngày.

GALLERY MỚI NHẤT