Cung điện không có nhà vệ sinh, vua “giải quyết nỗi buồn” ra sao?

Các cung điện đồ sộ thời xa xưa không hề có nhà vệ sinh. Vì vậy sinh hoạt của hoàng tộc có phần bất tiện, thậm chí là dở khóc dở cười.

Từ châu Âu cổ kính

Các thành viên hoàng tộc và những vị khách ở trong cung điện không dùng nhà vệ sinh. Thay vào đó, họ sử dụng những vật dụng như thau, chậu trong phòng ngủ. Ở Châu Âu, phụ nữ phải mặc những bộ cánh lộng lẫy, hay váy dạ hội với vòng dây lớn. Nhiều người tò mọ liệu với kiểu váy đó có đi kèm với một cái chậu tích hợp sẵn không?

Cung dien khong co nha ve sinh, vua “giai quyet noi buon” ra sao?

Cung điện Versailles.

Có tin đồn rằng Marie Antoinette - nguyên là Nữ Đại công tước Áo, về sau trở thành Vương hậu của Vương quốc Pháp và Navarre từ năm 1774 đến năm 1792, đã bị một cái bình “có mùi” rơi trúng khi bà đang đi qua cửa sổ phòng của Madame du Barry - người tình của cha chồng bà, và rất có thể đây không phải là một tai nạn mà được thực hiện có chủ ý. Thường thì những chiếc bình trong buồng từ tầng trên của Cung điện Versailles sẽ được đổ xuống sân bên dưới. Và câu chuyện của Marie Antoinette là một tai nạn có chủ đích nào đó.

Người ta quan niệm nhà vệ sinh là một nơi bẩn thỉu và không cần thiết có trong cung điện. Điều này là lý do các cung điện thời xưa không xây nhà vệ sinh dù diện tích rộng mênh mông.

Đến phương Đông huyền diệu

Vào triều đại phong kiến nhà Hán, từng có một vị vua bị ám sát ngay trong nhà xí. Kể từ đó, nhà xí không bao giờ được xây dựng trong các thành trì nữa.

Vào thời phong kiến, việc khử mùi và thông gió vẫn chưa phát triển mặc dù cung đình là nơi có rất nhiều người ở: thiên tử, phi tần, hoàng tử, công chúa, quần thần, cung nữ,... Vì có quá nhiều người sinh sống mà việc xử lý chất thải chưa tốt nên người ta phải nghĩ cách dọn dẹp chất thải chứ không thể xây những phòng vệ sinh cho từng cung được. Nơi ở của hoàng đế và các phi tần, giới quý tộc có thể vì thế mà mất đi sự sạch sẽ và tôn nghiêm cần có.

Cung dien khong co nha ve sinh, vua “giai quyet noi buon” ra sao?-Hinh-2

Tử Cấm Thành.

Thường ngày, thái giám sẽ bưng một chén trà thuốc súc miệng - gọi là rửa long câu, và thử một ngụm để kiểm độc trước khi dâng vua. Sau đó, ngài sẽ ngồi lên chiếc ghế vệ sinh, dưới đặt một chậu sành, xung quanh chậu được rải trầm hương để che đậy mùi. Xong xuôi, thái giám dùng khăn mềm lau sạch. Vua, hoàng hậu và cung nữ đều đại, tiểu tiện bằng chậu.

Sau đó, hai cung nữ sẽ lau người cho nhà vua bằng nước ấm, chải đầu vấn tóc và thay quần áo cho ngài. Nếu không thượng triều, nhà vua sẽ đến ngự thư phòng để duyệt tấu sớ.

Việc chuẩn bị cho sinh hoạt thường nhật của các vị vua chúa phong kiến yêu cầu sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chu đáo. Tuy vậy, các cung nữ và thái giám vẫn xem đó là một niềm vinh dự lớn, vì nó cho thấy vị trí và cấp bậc của họ ở trong cung.

Ảnh cực hiếm nhan sắc cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Bà Lê Thị Dinh là cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn. Khi 8 tuổi, bà được gọi vào cung phục vụ cho Thánh Cung Hoàng hậu - vợ vua Đồng Khánh và bà Hoàng Thái hậu Từ Cung - vợ vua Khải Định.

Anh cuc hiem nhan sac cung nu cuoi cung cua trieu Nguyen
Theo các tài liệu, cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (1802 - 1945) - bà Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến - em trai của 3 vị vua triều Nguyễn là Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh.  

Một ngày của Hoàng đế triều Thanh trôi qua như thế nào?

Không như phim truyền hình, cuộc sống thực tế của các Hoàng đế, lấy triều nhà Thanh làm ví dụ, có thể nói là cực kì mệt mỏi và hà khắc.

Hoàng thất triều nhà Thanh cực kì coi trọng tổ huấn và di chế, điều này khiến sinh hoạt của các Hoàng đế hầu như không có tự do.

Mot ngay cua Hoang de trieu Thanh troi qua nhu the nao?

Hoàng đế triều nhà Thanh hoàn toàn không có tự do riêng tư.

Tin mới