Cung nữ trở thành phi tần được hoàng đế sủng ái, say đắm

Xuất thân từ một gia đình bình thường nhưng Chu thị đã gặp may mắn khi được sủng phi nhận làm con nuôi.

Nữ nhân đó chính là Chu thị, một trong những cung nữ may mắn nhất thời nhà Tống. Chu thị là người ở phủ Khai Phong, xuất thân từ gia đình bình thường. Năm lên 4 tuổi, bà theo cô mẫu vào cung và trở thành cung nữ.

Càng lớn Chu thị càng xinh đẹp, tướng mạo cũng nhẹ nhàng thanh thoát hơn. Và chính vì vậy mà bà đã trở thành mục tiêu của những người sống trong cung. Vào thời điểm đó, các hậu phi thường xuyên nhận nuôi con gái, sau đó gả cho gia đình quyền quý nhằm củng cố địa vị của mình trong hậu cung nhà Tống.

Chu thị vốn là cung nữ làm việc tại tẩm cung của Trương Quý phi, một phi tần được Tống Nhân Tông sủng ái lúc bấy giờ. Trương Quý phi là người rất tâm cơ, từ lâu đã nhận ra muốn có địa vị cao ở hậu cung thì nhất định phải kết giao thật nhiều.

Một ngày nọ, Trương Quý phi phát hiện Chu thị có vẻ ngoài kiều diễm nên đã vạch ra kế hoạch sử dụng vẻ đẹp này làm con cờ của riêng mình. Từ đó, Chu thị trở thành con gái nuôi của Trương Quý phi, từ bỏ thân phận của một người hầu.

Cung nu tro thanh phi tan duoc hoang de sung ai, say dam

Ảnh minh họa.

Rất may mắn, vì Trương Quý phi đang được Hoàng đế cực kỳ sủng ái nên ông thường xuyên lui đến tẩm cung của bà. Trong một lần, Tống Nhân Tông đã gặp được Chu thị, nhan sắc của bà khiến Hoàng đế say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Sau khi được Tống Nhân Tông sủng hạnh, Chu thị lần lượt hạ sinh Tần quốc Lỗ quốc Hiền Mục Minh Ý đại trưởng công chúa và Yên quốc Thư quốc Thái trưởng công chúa.

Năm Gia Hựu thứ 4, Chu thị được sách phong làm Mỹ nhân. Dù Chu thị có được ân sủng ngập trời nhưng vì không thích tranh đấu, không mơ tưởng đến ngôi vị Hoàng hậu nên bà đã chọn một cuộc sống an nhàn đến tuổi xế chiều.

Sau khi 2 công chúa kết hôn, Chu thị tiếp tục được phong Hiền phi, Đức phi và giữ địa vị Thục phi đến khi qua đời. Sau khi mất, bà được truy tặng Quý phi. Chu thị được xem là một trong những phi tần sống thọ nhất của Tống Nhân Tông (1022 - 1114).

Chu thị có thể sống thọ đến thế cũng là một điều may mắn đối với Trương Quý phi, bởi vì sự sủng ái kéo dài mà Chu thị có được đã khiến thế lực của Trương Quý phi càng mạnh mẽ hơn, là một sự hậu thuẫn lớn đối với Trương Quý phi.

Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự chở che của sủng phi Trương Quý phi mà cuộc sống của Chu thị sau khi trở thành phi tần cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, vì Trương Quý phi được Hoàng đế sủng ái nên Chu thị cũng không cần phải ra sức tranh sủng nơi hậu cung. Có thể nói cuộc sống nhàn nhã của Chu thị là do Trương Quý phi mang tặng.

Nhan sắc thực sự của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa

Trái ngược với nhan sắc xinh đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của dàn diễn viên nữ khi hóa thân vào vai phi tần trên phim cổ trang. Loạt ảnh được cho là nhan sắc thật của các cung tần mỹ nữ chốn hậu cung gây "vỡ mộng" với khán giả. 

Nhan sac thuc su cua cung tan my nu Trung Quoc xua
Hình ảnh Thục phi Văn Tú đời nhà Thanh và trong phim "Mạt Đại Hoàng phi" từng bị dân mạng đem ra so sánh.

Hoàng hậu Nam Phương đã qua đời như thế nào

Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, người phụ nữ xuất thân trong gia đình quý tộc giàu sang.

Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính và là cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Gia đình bà theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp.

Tin mới