Cúng Tất niên nhớ tránh 5 đại kỵ này kẻo Tổ tiên trách phạt

Lễ cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng hàng đầu trong năm. Vì thế, gia chủ cần lưu ý để không vướng vào đại kỵ.

Ý nghĩa của mâm cúng Tất niên

Cúng tất niên thể hiện nếp sống tâm linh của người Việt Nam ta. Khi mà một năm họ tất bận với bộn bề công việc, đôi khi quên mất những điều về người đã mất, khoảng thời gian này sẽ là thời gian để con người hoài niệm về những chuyện đã qua.

Nhìn lại một năm cũ đã qua và hướng đến một tương lai tươi đẹp của năm mới. Bỏ qua những lo toan vất vả hàng ngày, vào ngày cúng tất niên mọi người gác lại những công việc còn dang dở, chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên trước để cúng tất niên, sau mời gia tiên về đón tết cùng con cháu.

Cung Tat nien nho tranh 5 dai ky nay keo To tien trach phat

Những đại kỵ cần nhớ trong mâm cúng Tất niên

Phải chuẩn bị lễ cúng trước khi ăn cơm Tất niên

Theo phong tục tập quán lâu đời, tại thời điểm chiều và đầu giờ tối ông Công ông Táo của mỗi gia đình vẫn đang bận "bẩm báo với Ngọc Hoàng" nên chưa thể về kịp với gia đình. Tuy nhiên, lúc này tại mỗi gia đình vẫn còn có tổ tiên, các bậc ông, cha chú nên không thể không làm đồ cúng trình báo.

Trước khi cả gia đình ăn cơm Tất niên phải chuẩn bị đồ cúng và khấn vái với tổ tiên. Lúc cúng, tất cả các thành viên trong gia đình nên mặc quần áo đẹp, sạch sẽ cùng tụ họp lại để cúng trình diện trước bàn thờ gia tiên. Nếu không sẽ dễ dẫn đến lục đục trong gia đình trong năm mới, tài lộc hạn hẹp.

Mâm cơm cúng không được xuề xòa như ngày thường

Tùy thuộc theo vùng miền và điều kiện gia đình, mỗi nơi sẽ có mâm cơm cúng khác nhau, nhưng, một số vật phẩm nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng... Các món ăn trong ngày Tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ.

Nghiêm túc, không được đùa cợt khi cúng

Cười đùa, nói chuyện quá to hoặc nói tục, chửi bậy khi làm lễ cúng tổ tiên là thể hiện sự bất kính. Bên cạnh đó, nhiều người còn kiêng gọi tên trẻ nhỏ khi cúng vì cho rằng thời điểm khi cúng là lúc ông cha ta quy tụ nhưng cũng khó tránh khỏi hồn ma lang thang dạt vào nhà. Nếu chúng nghe được tên trẻ nhỏ yếu bóng vía có thể làm hại đến trẻ.

Tạo không khí vui vẻ trong bữa cơm

Chiều tối ngày 30 Tết theo lịch âm là thời điểm mà mọi thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau và đây là thời khắc dường như thiêng liêng nhất trong cả năm vì trong năm mỗi thành viên đều có công việc riêng của mình nên rất ít khi tụ họp được đông đủ tất cả mọi người

Vì thế, để mong muốn đón nhận một năm mới nhiều niềm vui, nhiều điều tốt lành thì ngay tại thời khắc giao thoa này mọi việc nên được diễn ra êm thấm, suôn sẻ. Kiêng kỵ chuyện cãi nhau, chửi rủa mà thay vào đó nên nói những chuyện vui, nói về những điều tốt lành và câu chuyện chỉ nên xung quanh các thành viên trong gia đình, tránh nói tới những người khác.

Kiêng kỵ đổ vỡ

Không chỉ trong đầu năm mới mà ở thời khắc giao thoa năm cũ và năm mới này đều kiêng kỵ làm đổ vỡ bất kì thứ gì. Theo quan niệm dân gian, những gì đổ vỡ thường đem lại xui xẻo, đặc biệt nếu rượu hoặc dầu đèn bị đổ ra nền nhà có thể thu hút ma quỷ kéo đến nhiều hơn, gây phiền nhiễu.

Bài văn khấn Tất niên Nhâm Dần 2022

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ............

Tín chủ chúng con là: …............

Ngụ tại: ……....

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám ...

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Tháng Chạp cuối năm làm gì thì làm, đừng quên 3 lễ cúng này

Trong tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) có 3 lễ cúng quan trọng đối với người Việt, đó là lễ cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên.

Cúng Rằm tháng Chạp

Như vậy, rằm tháng Chạp được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán. Vì thế, mọi gia đình đều có ý thức chuẩn bị tươm tất, kỹ càng cho mâm cỗ và nghi lễ cúng cẩn thận hơn những ngày rằm bình thường.

Văn khấn Rằm tháng Chạp đầy đủ, cầu bình an, tài lộc

Dưới đây là 2 bài văn khấn Rằm tháng Chạp mà gia chủ có thể tham khảo.

Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, trước kia, các quan phủ hay nhắc nhở người dân cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát đề phòng ngừa đạo chích.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tháng Chạp là tháng xui xẻo, dễ mất tiền mất của, tai bay vạ gió.

Tin mới