Cuộc chạy trốn khỏi nhóm buôn người của chàng trai Bắc Kạn ở châu Âu

Ma Văn Hành trải qua "khoảng 20 ngày" bơ vơ tại Pháp, trên người không giấy tờ, không tiền bạc, độc một bộ quần áo. Có những lúc cậu phải tìm bánh mì trong thùng rác để cầm hơi.

Sang Romania làm việc, nhưng vì không thể tiếp tục "một ngày phải giết 2.000 con lợn" mà lương chỉ có 8 triệu đồng nên Ma Văn Hành đã quyết định từ bỏ. Một ngày tháng 5 năm nay, cậu bắt đầu hành trình đến Đức với lời hứa hẹn về một công việc tốt hơn.
Đó là lời hứa hẹn của một đường dây môi giới, những người nói sẽ giúp Hành nhập cảnh Đức và tìm việc làm mới cho cậu với chi phí 160 triệu đồng. Hành trình của cậu dự kiến đi qua hành lang Tây Balkans, một trong những tuyến đường phổ biến của người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu, để đến Italy, Pháp rồi Đức.
Thế nhưng, Hành đã phải bỏ trốn giữa đường, bới rác để tìm thức ăn, và đến nay vẫn sống phiêu bạt trong sự lo lắng của những người thân ở quê nhà.
"Cho con đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì áy náy"
Ma Văn Hành, sinh năm 1992, quê ở xã Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Cậu là con thứ hai trong gia đình, đã lấy vợ và có một đứa con năm nay vào lớp 1.
"Nó bảo là mẹ ơi, gia đình mình khó khăn thế này, giờ chẳng biết làm thế nào, con quyết định ra nước ngoài, may ra sau này 'lên' được tí nào, chứ thế này không sống nổi", bà Trình Thị Chi, mẹ của Hành, nhớ lại lời con trai nói.
Cuoc chay tron khoi nhom buon nguoi cua chang trai Bac Kan o chau Au
 Quốc lộ 3C qua thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ảnh: VOV.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Zing.vn gần đây, bà Chi đã kể về đứa con trai "vì lo lắng cho nhà nên mới đi". Hành được xem là trụ cột gia đình vì anh trai Hành, theo lời người mẹ, là người "chậm chạp". Song bà cũng không biết gì nhiều về hành trình của con ở trời Tây, ngoài những cuộc trò chuyện qua điện thoại.

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước nhiều năm nay, nhưng về xuất khẩu lao động, tỉnh này không phải là cái tên thường được nhắc đến. Bà Chi kể một ngày Hành đột nhiên nói bà đưa xuống Hà Nội để phỏng vấn "đi nước ngoài".

"Không biết ai rủ rê", bà nói. "Thi xong nó về bảo con được đi. Cô bảo cô cho đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì cũng áy náy".

Bà Chi nói tiền đi thi (để được đưa đi xuất khẩu lao động) là 15 triệu đồng, nhưng tổng chi phí thì bà không rõ, "chắc là nó vay 70 triệu". Hành nói cha mẹ đừng lo.

Theo tài liệu mà Zing.vn có được, Hành đã lên đường sang Romania vào ngày 25/11/2018 theo diện xuất khẩu lao động, thông qua một công ty có trụ sở tại Hà Nội. Cậu làm công việc giết mổ tại công ty Agricover ở Romania và được chính quyền thẻ cư trú dài hạn.

Mỗi ngày mổ 2.000 con lợn

Nhưng đó dường như không phải là công việc mà cậu mong muốn khi sức ép lao động cao mà mức lương lại thấp.

"Lúc đấy nó cũng thường xuyên gọi về, có lúc đang đi làm nó cũng gọi. Cô hỏi có mệt không, nó bảo mệt cũng phải làm, đã đến đây là phải làm, khó bằng mấy cũng phải làm. Nó bảo không ngại gì đâu, nhưng mà thấy sợ quá", bà Chi kể.

"Như ở quê, 'thịt' mấy năm mới được 2.000 con lợn, mà ở đây mỗi ngày phải mổ 2.000 con. Nó bảo bây giờ chả biết làm thế nào, không làm không được nhưng người ta bỏ đi hết rồi".

Cuoc chay tron khoi nhom buon nguoi cua chang trai Bac Kan o chau Au-Hinh-2
 Một cơ sở giết mổ ở Romania. Ảnh: Getty.

Công việc bình thường chỉ 8 tiếng một ngày nhưng Hành thường xuyên tăng ca. Mỗi tháng cậu nhận lương 8 triệu đồng, nếu tăng ca nhiều có thể kiếm được 15-16 triệu, theo lời bà Chi.

"Nó cũng gửi về một ít", bà nói. "Nó bảo cứ biết ăn biết làm thôi, không dùng tiền mấy đâu".

Bẵng đi một thời gian không liên lạc, một ngày Hành gọi về cho gia đình bảo rằng cậu đang "không biết ở chỗ nào, không biết đường đi đường về".

Đó là Serbia, khoảng hai ngày sau khi cậu rời công ty ở Romania vào ngày 7/5. Serbia là điểm đầu tiên trong hành trình vượt biên đi qua các nước Tây Balkans để tới Nam Âu rồi Tây Âu.

Hành đã quyết định bỏ công việc giết mổ để đến Đức, bất hợp pháp, thông qua một đường dây buôn người "do người Việt và người Trung Quốc điều hành", theo tài liệu. Theo lời Hành, "họ hứa với tôi sẽ tìm việc làm cho tôi với mức giá 160 triệu đồng".

Bà Chi kể rằng Hành gọi điện về cho bà bảo là có một người phụ nữ Việt Nam "tên Thảo hay gì đó" hứa hẹn đưa Hành "đến nơi đến chốn".

"Cô này, chả biết ai, nghe bảo là người bên đấy sinh sống lâu lắm rồi, luôn bảo nó sang đấy (Đức) sống không sợ gì đâu. Không thì thằng này nhát nó không đi đâu", bà nói.

"Chỉ có nước nhảy xuống tầng"

Thế nhưng, khi đến Italy, Hành bị một người tên Việt trong đường dây ép đưa 260 triệu đồng, thay vì số tiền như thỏa thuận ban đầu, đồng thời đe dọa nếu không nộp đủ, Hành "sẽ bị giao cho đường dây người Trung Quốc xử lý". Đến lúc này, Hành cũng không liên lạc được với người phụ nữ nọ.

"Cuối cùng nó bảo là mình đợt này mình bị lừa rồi", bà Chi nói. Bà "ăn không ngon, ngủ không yên" trong những ngày đó, sau khi đã cố chạy vạy vay đúng được 100 triệu đồng.

"Nó bảo với họ là nhà không có đủ tiền nộp. Họ nhốt nó vào một cái nhà hai tầng, có người gác. Nếu không nộp tiền thì hôm sau bị tống vào kho", người mẹ kể. "Nó bảo bây giờ chỉ có nước nhảy xuống tầng, chết thì chết, chứ họ tính từng tí một mà lấy tiền".

Cuoc chay tron khoi nhom buon nguoi cua chang trai Bac Kan o chau Au-Hinh-3
 Người nhập cư hướng về biên giới Italy - Pháp. Ảnh: AFP/Getty.

Sau đó, Hành "không biết nói thế nào" mà vẫn được tiếp tục hành trình, bà kể. Điểm dừng tiếp theo sau hai ngày là Pháp. Hành quyết định bỏ trốn.

"Nó nhảy xuống xe, xe hay tàu gì đó. Nó bảo họ lột hết giấy tờ rồi, may mà còn cái điện thoại", bà Chi kể.

Hành tìm đến trú tạm ở một cây xăng ven đường. Theo lời ông Ma Văn Hằng, cha của Hành, trên người cậu khi đó không tiền bạc, không giấy tờ, chỉ độc một bộ quần áo, vì nghe lời nhóm buôn người để lại mọi thứ ở Romania. Trong cơn mưa lạnh, bụng đói, cậu phải tìm bánh mì sót lại trong thùng rác để ăn.

Đêm đầu tiên, Hành không ngủ được vì lạnh. Sang đêm thứ hai, có một người đàn ông làm việc ở cây xăng thấy cậu đáng thương nên đưa về nhà, cho bánh mì ăn.

"Ở trong nhà có kính che chắn cũng đỡ hơn tí. Sau đấy cứ nhịn đói đến bốn, sáu hôm ở chỗ bàn ghế cây xăng, có khách thì mình ngồi xuống đất, không khách mình ngồi ghế, chú cây xăng cũng tốt", Hành kể với mẹ, cho biết rất nhiều ngày cậu phải đợi người ta đổ rác để tìm thức ăn.

Có một lần, cậu bị hai thanh niên địa phương lừa dẫn đến một vườn cam và đánh. Hành đánh trả được, may mắn không bị thương tích.

"Đi làm không được tiền họ cười cho"

Cứ thế, cậu đã trải qua "khoảng hai chục ngày" ở đó cho đến khi được đưa đến đồn cảnh sát ở Paris và kết nối với Đại sứ quán Việt Nam. Một người làm việc tại sứ quán đã đưa cậu về nhà. Sứ quán đã lo giấy tờ để sắp xếp đưa Hành về nhưng cậu một lần nữa đã bỏ ra ngoài và kiếm việc làm.

"Nó bảo bây giờ nhà không phải lo cho con nữa, yên tâm, quần áo không phải mua, làm ở đấy thôi, ở trong nhà thôi, cũng quét nhà hay lau sơn, chắc là bác ấy vừa mới làm nhà thôi", bà Chi nhớ lại cảm giác thở phào khi nghe con trai kể chuyện.

Cuoc chay tron khoi nhom buon nguoi cua chang trai Bac Kan o chau Au-Hinh-4
 Người nhập cư cắm trại trên đường phố Paris. Ảnh: AFP.

Hành bảo cậu muốn ở lại làm thêm một thời gian nữa vì "ở quê cũng không có gì, mà người ta bảo đi làm không được tiền họ cười cho".

Cha của Hành cho biết sau một thời gian, giờ cậu đã ra ngoài làm việc cho một nhà hàng ở Paris, mỗi tháng kiếm được khoảng 20 triệu đồng.

"Nợ vay ban đầu để đi Romania thì nó trả hết rồi. Nó bảo muốn làm thêm ít năm để kiếm tiền rồi về", ông Hằng nói.

Cả ông Hằng và bà Chi, kiếm sống bằng công việc lấy củi về bán, đều nói họ chưa bao giờ ngừng lo lắng cho con trai.

"Nó còn ngây thơ có biết gì đâu, bảo đi sang nước ngoài làm công ty, chắc kiếm tiền dễ hơn ở mình. Trong nước làm được vài triệu thì về nhà cũng chả còn đồng nào, không bõ gì thì lại đi xa", bà Chi nói.

Cám cảnh "giấc mơ Mỹ" vỡ mộng ở biên giới với Mexico

(Kiến Thức) - Nhiều người nhập cư trái phép tiếp tục bị bắt giữ hoặc tự mình đi "đầu thú" sau khi vượt biên bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ.

Cam canh
 Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh cho thấy nhiều người nhập cư trái phép tiếp tục bị bắt giữ sau khi vượt biên trái phép từ Mexico vào Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Cam canh
 Các nhân viên thuộc lực lượng tuần tra biên giới Mỹ canh chừng một số di dân vừa vượt sông Rio Grande gần Mission, bang Texas, ngày 26/7.
Cam canh
 Người đàn ông này đến từ Cộng hòa Dominica cũng đã phải dừng chân sau khi mạo hiểm vượt sông Rio Grande.
Cam canh
Không trốn tránh, nhiều gia đình nhập cư tự tìm đến lực lượng tuần tra biên giới Mỹ để xin tị nạn. 
Cam canh
Các di dân đến từ Mexico, El Salvador, Trung Quốc và Colombia không "qua mắt" được lực lượng an ninh Mỹ sau khi vượt sông Rio Grande trái phép để vào Mỹ. 
Cam canh
Bé gái nhập cư 4 tuổi đến từ Ecuador theo mẹ vượt biên vào Mỹ với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Cam canh
 Đôi tất dính đầy bùn đất của bé gái 8 tuổi sau khi vượt chặng hành trình dài đến Mission, Texas, ngày 26/7.
Cam canh
Các di dân được đưa lên xe buýt sau khi "tự nộp mình" cho lực lượng tuần tra biên giới Mỹ gần Penitas, bang Texas, ngày 28/7. 
Cam canh
 Cô Madelen và con gái Sophia, 7 tuổi, đến từ Vezezuela cũng tự tìm đến lực lượng an ninh Mỹ sau khi vượt biên trái phép vào Mỹ hôm 25/7.
Cam canh
 Hai mẹ con cô Madelen ngồi trên xe của lực lượng Mỹ ngày 25/7.
Cam canh
 Lực lượng an ninh dùng ống nhòm quan sát khu vực bờ sông Rio Grande ở Mission, Texas, ngày 25/7.
Cam canh
 Bình nước và đôi dép của di dân bị bỏ lại ở Mission, bang Texas, ngày 25/7.
Cam canh
 Một nhân viên tuần tra biên giới Mỹ đang truy tìm các di dân vượt biên trái phép vào Mỹ qua sông Rio Grande hôm 26/7.

Báo Anh: Nghi vấn có 6 nạn nhân Việt Nam trong số 39 người chết trong container

(Kiến Thức) - Tờ Dailymail của Anh cho biết, ít nhất có 6 người Việt Nam đã thiệt mạng trên xe container 39 người nhập cư trái phép vào nước này.

Bao Anh: Nghi van co 6 nan nhan Viet Nam trong so 39 nguoi chet trong container
 Truyền thông Anh cho biết, trong vụ việc 39 người chết trong container đông lạnh khi nhập cư trái phép vào Anh có ít nhất 6 người Việt Nam. Nguồn ảnh: Dailymail.

Tin mới