Cuộc chiến Checchen đã dạy cho xe tăng Nga bài học gì?
(Kiến Thức) - Trước chiến tranh Chechen lần thứ nhất nổ ra vào năm 1994, Quân đội Nga vẫn giữ tư duy chiến thuật sử dụng xe tăng như từ thời... Chiến tranh Thế giới thứ 2. Điều này đã khiến họ phải trả giá cực kỳ đắt.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Nổ ra tại nước cộng hòa Chechen, cuộc chiến Chechen lần thứ nhất hay còn được biết tới với cái tên Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất diễn ra từ năm 1994 tới năm 1996 đã cho quân đội Nga những bài học cực kỳ đắt giá, một trong số đó là bài học về sử dụng xe tăng trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: Chechenwar.
Các xe tăng hiện đại nhất của Nga trong thời điểm này là T-72 và T-80. Đây cũng là lần đầu tiên những chiếc xe tăng T-80 được coi là hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ tham gia thực chiến, trước đó loại xe tăng này chưa từng được sử dụng trên chiến trường Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy vậy, các xe tăng T-80 không hề tạo ra bất cứ tác dụng gì trong cuộc chiến đô thị diễn ra chủ yếu ở Grozny - Thủ đô của Cộng hòa Chechen. Đây chính là lý do tạo sao lính xe tăng Nga thời bấy giờ hay gọi Grozny là "mồ chôn xe tăng" bất kể loại xe tăng đó hiện đại đến đâu. Nguồn ảnh: Wiki.
Grozny biến thành mồ chôn xe tăng đơn giản vì đây là một thành phố rất nhiều nhà cửa và nhà cửa ở đây được xây theo lối nhà cao tầng, có tới nhiều chục tầng lầu. Điều này khiến cho việc tác chiến trong đô thị gặp rất nhiều khó khăn vì tên lửa chống tăng và súng phóng lựu có thể phóng được ra từ bất cứ tầng cao nào. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Việc dồn quân vào các tòa nhà rộng hàng nghìn mét vuông, cao vài chục tầng để "dọn dẹp" lực lượng địch cũng là điều bất khả thi. Phản công lại đối phương trên những tòa nhà cao tầng này cũng rất khó khăn vì cả pháo lẫn súng máy trên nóc xe tăng đều có góc nâng nòng hạn chế. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Kế đó là thiết kế của xe tăng có phần giáp nóc rất mỏng, vậy nên việc chịu đựng được hỏa lực từ trên cao dội xuống là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, các lực lượng của Nga ở ngoài chiến trường thậm chí đã phải sử dụng các hệ thống pháo phòng không để tấn công vào các mục tiêu ở trên nhà cao tầng nhằm giải tỏa các khu vực này cho phép xe tăng tiến công qua một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Mặc dù vậy, cách thức này tỏ ra không mấy hiệu quả vì đặc thù của môi trường đô thị là rất phức tạp, đối phương có thể xuất hiện ở bất cứ ngõ ngách nào, thậm chí là... chui từ dưới cống lên để tấn công rồi lại rút lui một cách chóng vánh. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Chính việc này đã khiến lực lượng xe tăng của Nga gặp thiệt hại nặng. Chỉ tính riêng trong cuộc chiến tái chiếm Grozny, quân Nga đã mất tổng cộng khoảng 600 thiết giáp, trong đó có khoảng gần 100 xe tăng các loại và còn lại là xe chiến đấu bộ binh, xe chở quân các loại. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Kèm theo đó là gần 4000 lính Nga thiệt mạng, khoảng 18.000 lính bị thương và 2000 lính mất tích. Đây là một bài học cực kỳ đắt giá cho Nga trong việc tác chiến ở quy mô lớn ở môi trường đô thị. Chính điều này đã dẫn tới sự ra đời của dòng thiết giáp hỗ trợ xe tăng sau này - vốn là thứ chưa từng có trong đội hình xe tăng Nga trước đây. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Lính Nga thậm chí còn cố dùng hỏa lực để đánh sập những tòa nhà cao tầng trong thủ đô Grozny nhằm xóa sổ các điểm cao của đối phương, tuy nhiên nỗ lực này dường như là không thể vì để đánh sập hoàn toàn một tòa nhà là điều cực kỳ khó khăn, kể cả khi dùng hỏa lực mạnh. Nguồn ảnh: Fotonbi.
Giới quan sát thậm chí còn cho rằng, cuộc chiến ở Grozny có phần tương tự với trận chiến Berlin kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 ở châu Âu, đều gây thiệt hại lớn cho lực lượng thiết giáp của Nga. Chỉ có điều sau trận Berlin, Nga đã thắng nên không cần xem xét lại chiến thắng này, còn ở Grozny, Nga đã thua và phải rút ra những bài học xương máu từ thất bại này. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh những thước phim chân thực nhất về cuộc chiến của lính Nga ở nước Cộng hòa Chechen.