Cuộc chiến của các tài phiệt: Nội chiến Ukraine mới bắt đầu

(Kiến Thức) - Các nhà tài phiệt Ukraine lại chia chác miền Đông đất nước thành những vùng "cha truyền con nối" và tiến hành cuộc chiến chia lại tài sản.

Các nhà tài phiệt Ukraine lại chia chác miền Đông đất nước thành những vùng “thác đao điền” (vùng đất chúa phong kiến được quyền sở hữu và truyền lại cho đời sau). Cuộc chiến tranh của các tài phiệt và việc chia lại tài sản của đất nước Ukraine nhiều đau khổ xâm hại lợi ích của nhân dân Ukraine còn rất xa mới đến hồi kết. Xem ra lại là ngược lại, giai đoạn mới của cuộc chiến này mới lại bắt đầu.
Bi kịch nội chiến ở Ukraine còn cả mặt trái, không phải lúc nào cũng thấy rõ ngay được. “Dưới sự ầm ĩ” của Quảng trường Độc lập Maiđan ủng hộ đi với châu Âu và cuộc nội chiến ở miền Đông các tài phiệt Ukraine một lần nữa chia chác đất nước thành những khu “thác đao điền” của mình. Dân thì còn lại cái gì? Thật sự, câu trả lời hầu như đã quá rõ: làm thuê cho ông chủ mới hoặc chủ cũ “với đồng lương ít ỏi”, mà chính xác hơn là đồng lương còm cõi. Mà đó là cho những người may mắn thoát khỏi cảnh thất nghiệp.
Tổng thống Ukraine: Vua chocolate Petro Poroshenko cũng là một tài phiệt.
Tổng thống Ukraine: Vua chocolate Petro Poroshenko cũng là một tài phiệt.
Từ khi Liên Xô tan rã, chính các chuyên gia Ukraine thừa nhận, các cuộc chiến của giới tài phiệt và chia chác quyền sở hữu tài sản đã trở thành đặc điểm thương hiệu của quốc gia này. Các nhà tài phiệt luôn quyết định kinh tế và chính trị của Ukraine, cũng như phân bố lực lượng trong chính quyền . Ngày nay nhờ đảo chính vũ trang và dựa vào “những người lãng mạn” trên Quảng trường Độc lập Maiđan ủng hộ đi với châu Âu các nhà tài phiệt lại một lần nữa vẫn là lực lượng chính ở trong đất nước bị chia rẽ bởi những mâu thuẫn khủng khiếp. Họ có cái để mà chia chác: công nghiệp khai thác than và luyện kim, các dòng vận tải và tài chính, các lĩnh vực dịch vụ, và có thể, còn có cả sự giúp đỡ hậu hĩnh của phương Tây mặc dù đó mới chỉ là hứa hẹn.
Bất chấp những khẩu hiệu của Quảng trường Độc lập Maiđan ủng hộ đi với châu Âu kêu gọi đấu tranh với thể chế tài phiệt, “Vua chocolate” đã trở thành tổng thống Ukraine, các đồng nghiệp của ông ta trong cộng đồng kinh doanh đã trở thành các thống đốc và quan chức nhà nước cấp cao. Bây giờ họ đã có đất để triển khai lực lượng. 
Ví dụ, tài phiệt khả ố nhất trong số họ Igor Kolomoiskiy vẫn như trước đây làm công việc mà ông ta đã quen– chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách đe dọa. Chỉ có điều lĩnh vực lợi ích của ông ta đã là toàn bộ vùng công nghiệp phát triển Donbass. Ông ta có trong tay tập đoàn tài chính– công nghiệp hùng mạnh Privat, bao gồm các thể chế tài chính và các hãng buôn bán dầu mỏ, cũng như các cổ phần trong các công ty luyện kim. Ông ta còn giành lấy những tài sản mới mà ông ta nhòm ngó và tạo ra các điều kiện để đổi chác với các tài phiệt Ukraine khác.  Để làm được việc đó ông ta tài trợ Cận vệ quốc gia và “Right Sector” – đó là quân đội riêng của ông ta. Và chính vì vậy mà các đơn vị vũ trang này đã tỏ ra đặc biệt hung tợn ở Odessa và Mariopol. Ở những thành phố đó có các cảng biển quan trọng nhất của Ukraine mà sự kiểm soát nó mở ra triển vọng: Muốn chuyển hàng hóa thì phải chi tiền.
Những người biểu tình đòi ly khai bị những kẻ dân tộc cực đoan ở Odessa thiêu sống tại tòa nhà Trade Union ở Odessa tháng 5/2014.
Những người biểu tình đòi ly khai bị những kẻ dân tộc cực đoan ở Odessa thiêu sống tại tòa nhà Trade Union ở Odessa tháng 5/2014.
Nhà chính trị học Aleksandr Gushin cho rằng món hổ lốn hiện nay bao gồm lợi ích của các nhà tài phiệt, sự mất ổn định chính trị, hợp tác liên minh với Liên minh châu Âu EC và nỗ lực còn lâu mới được tất cả mọi người ủng hộ gia nhập NATO của nước này không hứa hẹn cho dân chúng Ukraine bất cứ điều gì tốt lành.
"Ngay mùa Đông tới Ukraine phải đối mặt với tình hình kinh tế– xã hội phức tạp. Tôi không rõ, liệu đất nước này có bị tan rã xụp đổ. Đương nhiên, các thể chế châu Âu sẽ có những đầu tư nào đó. Nhưng rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào vào việc tình hình chính trị sẽ như thế nào. Nếu nó không ổn định, và chính quyền trung ương vẫn chịu ảnh hưởng của các nhà tài phiệt như hiện nay thì sẽ khó hình thành một đường lối đối ngoại rành mạch. Bởi vì Liên minh châu Âu không chỉ hỗ trợ, mà còn đưa ra các yêu cầu. Và tôi không chắc là Ukraine sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đó”, ông Aleksandr Gushin bày tỏ sự lo ngại.
Các nhà tài phiệt, tất nhiên, trong mọi trường hợp không muốn từ bỏ gây áp lực lên chính quyền. Chính họ là chính quyền hiện nay mà Maiđan mang lại. Hơn nữa họ còn có một nguồn lực rất mạnh– các phương tiện thông tin đại chúng SMI, hàng ngày chúng lừa bịp dân chúng là Ukraine đánh nhau với Nga, và kết tội ông Putin gây ra mọi điều bất hạnh cho nước này. Bằng cách đó một liệu pháp điều trị thay thế nhất định được thực hiện, khi người ta thay những vấn đề thực sự bằng cách đưa ra một kẻ thù chung bên ngoài. 
Nhà chính trị học Sergei Panteleev đánh giá tương lai gần của nhà nước Ukraine từ quan điểm kinh doanh như sau: “Trong hệ thống hiện hành, khi không có khả năng đối thoại và đang hướng hoàn toàn vào cướp bóc tài sản, hoàn toàn không quan tâm đến các công dân của mình, thì hiện không phải lúc nói về khả năng giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách bình thường”.
Do vậy, cuộc chiến của các tài phiệt và chia chác lại quyền sở hữu của nước Ukraine nhiều đau khổ gây hại cho nhân dân Ukraine đã quá đau thương còn lâu mới đến hồi kết thúc. Đúng hơn là ngược lại, giai đoạn mới của cuộc chiến này mới chỉ bắt đầu.

Liên Xô bắn rơi máy bay Hàn Quốc: vở kịch của Mỹ?

Vụ Liên Xô bắn rơi "máy bay chở khách" Hàn Quốc là kết quả của một màn kịch hết sức tinh vi và xảo quyệt của tình báo Mỹ.

Những va chạm ban đầu
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, việc Mỹ sử dụng các máy bay của mình cũng như nhiều nước đồng minh khác để do thám không phận Liên Xô là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhưng sau khi lực lượng phòng không Xôviết bắn rơi liên tiếp 2 chiếc máy bay do thám PBY Catalina và DC-3 của Thụy Điển vào ngày 16/6 và 13/7/1952, Mỹ và đồng minh buộc phải thay đổi chiến thuật.

Trung Quốc và những “giao kèo” hai mặt ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam cần tránh những giao kèo 2 mặt của Trung Quốc từng áp dụng với Philippines nhằm chiếm chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough: Trung Quốc giao kèo và lật lọng
Trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, Việt Nam và Philippines dường như có nhiều điểm tương đồng, thậm chí là “kịch bản” đã lặp lại khi tranh chấp leo thang gây ra căng thẳng kéo dài. Điển hình như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc - Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và giữa Trung Quốc – Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tin mới