Cuộc chiến quyền lực ở ngân hàng Eximbank: Nội bộ đấu đá, kinh doanh lỗ hay lãi?

(VietnamDaily) - Giữa vòng xoáy tranh chấp, quý I/2020, Eximbank có nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay tăng nhẹ 3%, dù nhiều chỉ tiêu khác giảm, giúp lợi nhuận vẫn tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2019.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường ngay sau khi tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020. Thời gian tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/6/2020.
Việc tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường này được quyết định sau khi nhận được kiến nghị của nhóm cổ đông lớn Eximbank là cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Cuoc chien quyen luc o ngan hang Eximbank: Noi bo dau da, kinh doanh lo hay lai?
 Ảnh minh họa: Internet
Mục đích SMBC kiến nghị HĐQT Eximbank triệu tập phiên họp bất thường là để giải quyết một số vấn đề lớn còn tồn tại như: vấn đề tài chính 2019; việc ông Yasuhiro Saitoh từ chức khỏi các vị trí thành viên HĐQT; giảm quy mô HĐQT từ 10 người xuống còn 7 người…
Cổ đông nước ngoài này cho rằng, với cơ cấu HĐQT của Eximbank như hiện nay, Eximbank liên tục trải qua những mâu thuẫn nội bộ. Các thành viên không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo ngân hàng Eximbank, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tổ chức các lần Đại hội không thành công là do các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung.
Thực tế, trong khoảng 1 năm qua, Eximbank liên tục chứng kiến sự thay đổi trong dàn lãnh đạo. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông vẫn chưa thể được giải quyết.
Trước đó, Eximbank dự kiến tổ chức họp cổ đông bất thường vào ngày 5/3 và họp thường niên vào ngày 22/4. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngân hàng đã thông báo dời thời gian tổ chức.
Trong năm 2019 trước đó, ngân hàng này cũng đã 2 lần tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên bất thành do không có sự đồng thuận giữa các cổ đông.

Video: Truy nã quốc tế nguyên Phó Giám đốc Eximbank ôm 245 tỷ đồng bỏ trốn. Nguồn: THDT

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 Eximbank, trong quý này nhiều chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay (chiếm 82% tổng nguồn thu lãi) vẫn tăng nhẹ giúp cho lãi ròng tăng khá.
Tính đến 31/03/2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn gần 157,171 tỷ đồng. Cho vay khách hàng (giảm 4%) và tiền gửi khách hàng (giảm 7%) đều sụt giảm so với đầu năm, chỉ còn gần 108,870 tỷ đồng và 129,108 tỷ đồng.
Nợ xấu của Eximbank tính đến 31/03/2020 tăng 4% so với đầu năm, ghi nhận gần 2,018 tỷ đồng, chủ yếu do tăng nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 6%) và nợ nghi ngờ (tăng 25%). Dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của Ngân hàng tăng lên 1.85% so với 1.71% hồi đầu năm.
Trong kỳ, dù cho vay khách hàng giảm so với cùng kỳ 2019, nhưng nguồn thu chính là lãi thuần từ hoạt động cho vay vẫn tăng nhẹ 3%, đạt 855 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu kinh doanh khác đều giảm, như: Lãi từ dịch vụ giảm 5%, còn 75,4 tỷ đồng; Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 37%, còn 29 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động khác giảm nhẹ 3%, còn 36,4 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động cũng được tiết giảm 6,5% còn 629 tỷ đồng. Trong kỳ, Eximbank hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 35 tỷ đồng góp phần giúp lợi nhuận trước thuế tăng 30%, đạt 457 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng 30% so với cùng kỳ 2019, đạt 366 tỷ đồng.

“Hotgirl” rút ruột 50 tỷ của Eximbank lãnh án chung thân

(Kiến Thức) - Nhận định hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thị Lam (SN 1987) là nguy hiểm cho xã hội, HĐXX TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Lam án chung thân, buộc bồi thường cho Eximbank hơn 17 tỷ. 

Chiều muộn ngày hôm qua (16/7), sau nhiều ngày trì hoãn để nghiên cứu thêm các tình tiết, TAND tỉnh Nghệ An đã bước vào phần tuyên án trong vụ án “Hotgirl” Nguyễn Thị Lam rút ruột hơn 50 tỷ của Eximbank.
Nguyễn Thị Lam tại phiên tòa. Nguồn ảnh: Zing
 Nguyễn Thị Lam tại phiên tòa. Nguồn ảnh: Zing

Hotgirl chiếm đoạt hơn 50 tỷ: Lộ kẽ hở "khủng" của Eximbank

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư, Giám đốc PGD Eximbank Đô Lương thừa nhận kẽ hở trong ngân hàng Eximbank khi ban hành quyết định 147, cho phép giao dịch với khách hàng VIP tại nhà mà không hướng dẫn, quy trình cụ thể.

Ngày 28/6, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Lam và 15 cán bộ nhân viên Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương trong vụ án chiếm đoạt hơn 50 tỷ của khách hàng.
Theo Vietnamnet, khi được mời lên xét hỏi, bị cáo Đặng Đình Hồng - nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương trình bày, đối với các giao dịch khống của Nguyễn Thị Lam, theo quy định, các giao dịch viên, kiểm soát viên có thể gọi điện hoặc đến nhà khách hàng kiểm tra. Nhiệm vụ này bị cáo đã giao lại cho nhân viên.