Xem toàn bộ ảnh
Khu phi quân sự (DMZ) là khu vực, biên giới hoặc ranh giới nằm giữa hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành. Khu phi quân sự được thiết lập ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc nội chiến năm 1953. Hai bên Nam - Bắc Triều cùng lùi 2 km tạo ra vùng phi quân sự rộng 4 km, dài 256 km. Đây được coi là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới.
|
Theo Hiệp ước đình chiến năm 1953, cả Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hai bên vẫn duy trì quân đội đồn trú tại vĩ tuyến 38 để phòng trường hợp bên kia quyết định tấn công. |
Kể từ khi được thiết lập năm 1953 cho tới ngày nay, ở DMZ đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh nhỏ làm chết và bị thương nhiều binh lính của hai miền Nam - Bắc (kể cả lính Mỹ). Trong ảnh là cây cầu "không trở lại" nơi từng xảy ra vụ lính Triều Tiên bắn chết 2 lính Mỹ năm 1976. |
Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những làng mạc trong khu vực DMZ. |
Hàn Quốc xây cột cờ 98 m ở bên phía nước mình, |
...Triều Tiên đáp trả bằng cách xây cột cờ cao 160m. |
Hành động này được biết đến với tên "Cuộc chiến Cột cờ". |
Trong khi thị trấn phía Hàn Quốc có người sống thì thị trấn phía Triều Tiên chỉ được sử dụng với mục đích tuyên truyền và thu hút người dân bỏ trốn từ Hàn Quốc. |
Khu vực căng thẳng nhất ở biên giới 2 miền là khu vực An ninh Chung (J.S.A). |
Đây là nơi binh sĩ 2 bên hàng ngày giáp mặt trong cuộc chiến kéo dài hơn 60 năm. |
Đường ngăn cách Nam - Bắc Triều. Phía đường đất nện thuộc phía Bắc Triều, đường rải sỏi thuộc phía Hàn Quốc. |
Phía Hàn Quốc có sự trợ giúp của các binh sĩ Mỹ. |
Ba binh sĩ Hàn Quốc đều nhìn về phía Triều Tiên, |
3 binh sĩ Triều Tiên phải canh gác, phòng trường hợp có người vượt biên sang phía Hàn Quốc. |
Cả 2 bên đều thực hiện nhiều cuộc diễu hành cũng như nghi thức khác nhau khi lính gác hết ca để thể hiện sự vượt trội của mình với phía bên kia. |
Loa cầm tay thường được sử dụng để truyền thông điệp giữa 2 bên. |
Những binh sĩ Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc cũng chỉ được gửi thông điệp về nhà qua loa tay. |
Ở giữa khu vực an ninh chung (J.S.A) là những tòa nhà xanh được xây dựng làm nơi gặp gỡ giữa 2 bên. Tuy nhiên những tòa nhà này không được sử dụng thường xuyên. |
tòa nhà là nơi hai bên có thể gặp nhau. |
Khi các binh sĩ Hàn Quốc vào bên trong tòa nhà, lính Triều Tiên thường xuyên theo dõi từ bên ngoài. |
Ở cuối phòng là cánh cửa thông sang phía Triều Tiên. Bên ngoài sẽ có 2 người lính Triều Tiên đứng canh ở cửa ra vào. Chắc sẽ chẳng ai dại gì "tự tiện" mở những cánh cửa này. |
Sự thống nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc có thể sẽ không diễn ra trong tương lai gần. |