Cuộc đời "lạ" của thợ săn ong lấy mật

Họ là những người chăn ong lấy mật chuyên nghiệp, cuộc đời của họ là bay theo những cánh ong.

Cuộc đời "lạ" của thợ săn ong lấy mật
Vào nghề làm chúa
Chúng tôi gặp anh Hà Văn Tài (26 tuổi, người xã Mỹ Thuận, huyện Tân Xuân, Phú Thọ) ở cuối thị trấn Bắc Yên, Sơn La, cách quê anh 140km. Anh Tài chia sẻ, anh mới đưa đàn ong của gia đình khoảng 400 thùng lên đây vì mùa này đang là mùa hoa bạc hà và hoa cỏ kim.
Cuoc doi
Toàn cảnh bãi ong của anh Hà Văn Tài. Ảnh: G.T 
Tuy mới 26 tuổi nhưng Tài đã có gần chục năm làm tướng quản đàn ong của gia đình. Tài kể, muốn vào nghề ong đầu tiên phải biết làm ong chúa, vì theo quy luật tự nhiên, hàng triệu con ong thợ mới sinh ra một con ong chúa.
Người biết nuôi ong là phải biết bắt đàn ong làm ra chúa để nhân đàn. Thường thì đầu vụ đưa ong đi tìm mật đàn ong của gia đình tôi chỉ có khoảng 100 thùng, nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng tôi đã nâng lên 400 thùng ong”.
Anh Hà Văn Tài
Chỉ khi nào con chúa già không đẻ được nữa nó mới cho phép con chúa mới ra đời, và con chúa già tự bay ra khỏi tổ rồi chết. Chính vì vậy tỉ lệ đàn ong ngoài tự nhiên rất hiếm.
Người biết nuôi ong là phải biết bắt đàn ong làm ra chúa. Chỉ một dãy cầu nụ ong Tài cho biết: Để làm ra những con ong chúa, bắt đầu từ những chiếc nụ này. Theo Tài, để sản xuất nụ ong, trước hết cho sáp ong vào nồi nấu chảy ra rồi dùng chiếc khuôn bé như những chiếc khuy, đúc thành một cái nụ có hình khum như chiếc nơm, sau đó đặt vào trong cầu ong ở trong thùng tổ, để con chúa đẻ trứng vào.
Những chiếc nụ này được đám ong thợ đực chăm sóc một cách đặc biệt, và được chúa tiết sữa hàng ngày. Từ dãy cầu nụ này sẽ nở ra những con chúa mới. Và đây là bí quyết để nhân đàn, gần như là gia truyền mà chỉ có chủ đàn ong mới có thể làm được. Anh Toàn cho biết, đầu vụ đưa ong đi tìm mật thì đàn ong của gia đình anh chỉ có khoảng 100 thùng, nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau đã nâng lên 400 thùng ong, và dự kiến đạt sản lượng 80 tấn mật.
Ngoài việc biết ươm chúa để nhân đàn ong, những người chăn ong cũng phải biết vô số những công việc tỉ mỉ khác mà không phải ai cũng hiểu. Anh Tài cho biết, anh đã đưa ong đi đánh mật khắp núi rừng phía Bắc, việc chọn địa điểm để đóng quân cũng hết sức quan trọng. Chỗ đóng quân phải thoáng, rộng, gần nguồn nước, nhưng lại phải kín gió. Con ong bay cả ngày đi tìm mật, với quãng đường hàng chục km, chiều về phấn hoa dính ở chân, nặng, nếu gặp gió to ong sẽ khó mà tìm được đường về tổ. Yếu tố gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn ong, nếu đưa ong đi vùng cao mà để ong lạnh, không đóng cửa chuồng kịp, ong rất dễ bị chết rét hàng loạt. Do vậy, một trong những công việc quan trong hàng ngày của người chăn ong là nghe sức khỏe của đàn ong. Nếu thấy tiếng ong vỗ cánh vè vè, bay dứt khoát thì là ong khỏe, còn ong bay lảo đảo lờ đờ, chậm phản ứng là đàn ong bị yếu, sẽ bị giảm lượng mật hay là mật kém chất lượng.
Chăn cả triệu con ong, nên lúc lấy mật, thăm tổ bị ong đốt, theo anh Tài, cũng là chuyện bình thường. Hồi mới vào nghề, bị 2 mũi chích của ong có khi sưng tấy, sốt cả ngày, nhưng sau nhiều năm bị ong đốt thành quen, giờ sức đề kháng của anh rất tốt. “Nhưng khi mở thùng để quay mật, chúng em vẫn phải làm khói để tránh bị ong tấn công. Giống ong mật này rất hiền, nhưng khi bị chọc giận, chúng như đội cảm tử, đồng loạt xông vào tấn công. Nhiều người làm ong đã tử nạn khi bị ong nổi giận tấn công” - anh Tài cho biết.
Bước chân theo những mùa hoa
Cuoc doi
Anh Tài kiểm tra ong. Ảnh: G.T 
Với 400 thùng ong, mỗi năm đàn ong của anh Tài cho ra lò gần 40 tấn mật nguyên chất, nếu thị trường ổn định có thể thu về khoảng 800 triệu đồng. Vì vậy dù vất vả, những người nuôi ong vẫn có động lực để cùng những đàn ong của mình chạy theo những mùa hoa trên khắp cả nước.
Hầu hết những người nuôi ong đều phải lang thang nay đây mai đó theo những mùa hoa. Cứ ra tết, anh Tài lại đưa ong vào các tỉnh Tây Nguyên để làm mật cà phê và mật cao su. Những chuyến đi xa hơn nghìn km như vậy tương đối vất vả, khó nhất là khâu nhốt ong vào thùng. Thường thì phải đợi đến trời tối, anh Tài mới ghép các đàn ong vào với nhau, bởi ban ngày ong khác đàn sẽ đánh nhau đến chết mới thôi. Nhưng ban đêm khi chúng không hoạt động, lại bị nhốt vào với nhau, sẽ quen mùi nên không đánh nhau nữa. Mỗi một chuyến đi xa chi phí hết cả trăm triệu đồng, nếu không thu được mật coi như lỗ vốn. Có năm anh không muốn vào Tây Nguyên thì cho đàn ong vòng lên Sông Mã của Sơn La ăn mùa hoa nhãn. Thường mật nhãn có màu cánh gián khá đẹp và vị thơm mát.
“Ở nước ta, mật ong có giá trị nhất là mật ong hoa bạc hà ở Hà Giang. Tuy nhiên, mấy năm nay nhiều người nuôi ong chào thua xứ cao nguyên đá vì đưa ong lên đó bị nhiều luật lệ, chi phí cao. Ngoài ra, đưa ong đi đánh mật bạc hà phải xác định hết mùa mật coi như tan đàn ong, vì mật bạc hà rất xót, hết mùa là ong lăn ra chết cả loạt, phải gây lại đàn từ đầu rất tốn kém, mất nhiều thời gian” - anh Tài chia sẻ.
Cuoc doi
Chắt mật bán cho khách. Ảnh: G.T 
Một năm những người nuôi ong mật ở Tân Sơn chỉ đậu chân ở nhà khoảng 3 tháng, độ từ rằm tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch. Nhà anh ở gần Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, mà thời gian đó là mùa của hoa sở và nhiều loài hoa khác trong rừng nên đưa ong về nhà vẫn làm ra mật.
Với 400 thùng ong, mỗi năm đàn ong của anh Tài cho ra lò gần 40 tấn mật nguyên chất, nếu thị trường ổn định có thể thu về khoảng 800 triệu đồng. Vì vậy dù vất vả, những người nuôi ong vẫn có động lực để cùng những đàn ong của mình chạy theo những mùa hoa trên khắp cả nước. Họ là những người chấp nhận vất vả để thu vị ngọt thiên nhiên cho đời.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

Bạn nên biết nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong những năm đầu đời, để trẻ ăn dơ, nghịch bẩn thực ra lại có lợi cho chúng. 

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

2 sai lầm kinh điển của mẹ khi xử lý con ăn vạ

Đối mặt với trường hợp ăn vạ của con, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách để xử lý dứt điểm và khiến con nghe lời hơn, thậm chí còn đem tác dụng ngược lại.

2 sai lầm kinh điển của mẹ khi xử lý con ăn vạ
Một buổi workshop gần đây của GS.James A.G. tại ĐH Connecticut, Mỹ đã hướng dẫn cha mẹ: Tại sao tantrum (sự bướng bỉnh và giận dữ) của trẻ đi quá đà? Làm sao sự quá đà này chấm dứt và trẻ trở nên ngoan hơn?
2 sai lam kinh dien cua me khi xu ly con an va
Ảnh minh họa. 
Chúng ta nên hiểu Tantrum diễn ra như thế nào?
GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của Tantrum sẽ đi qua:
CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ. Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI. Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM” bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%
CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN. Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận gữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.
Quy luật Tantrum
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.
Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.
Những cách làm chưa đúng của cha mẹ
Sai lầm thứ 1:
Khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Biểu hiện bất thường ở đây là bé chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp 3 đến cấp 5, mà không qua cấp 4. Trẻ không bao giờ biết cảm xúc được yêu thương, mà trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được ba mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2.
Sai lầm thứ 2:
Khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, bạn hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này sẽ làm cấp độ 2 kéo dài, không thể dứt và nếu kết thúc bằng đòn roi thì bé sẽ chỉ mãi dừng ở cấp độ này cho mỗi lần sau.
2 sai lam kinh dien cua me khi xu ly con an va-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Tin mới