Cuộc đời trốn chạy và nỗi sợ hãi ám ảnh thủ lĩnh tối cao IS

Cái chết của Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới đây báo hiệu ngày tàn của nhóm khủng bố khét tiếng này.

Cuộc đời trốn chạy và nỗi sợ hãi ám ảnh thủ lĩnh tối cao IS
Mới đây, phiến quân IS vừa chính thức tuyên bố xác nhận thủ lĩnh tối cao của nhóm này là Abu Bakr al-Bahgdadi đã chết sau khi thông tin này được Nga, Mỹ loan truyền. Cái chết của Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới đây báo hiệu ngày tàn của nhóm khủng bố khét tiếng này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trước đó, IS dưới sự lãnh đạo tàn nhẫn và kỷ luật hà khắc của Baghdadi đã thu hút nhiều phần tử thánh chiến, cực đoan trên khắp thế giới, khiến nhóm này trở thành tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, reo rắc nỗi sợ hãi khắp toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc đời của tên thủ lĩnh tối cao IS khét tiếng này lại khá bí ẩn vì không có nhiều thông tin về y.
Cuoc doi tron chay va noi so hai am anh thu linh toi cao IS
Chân dung Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) . 
Thủ lĩnh tàn độc "vô hình"
Baghdadi được đặt biệt danh là "thủ lĩnh vô hình" vì hành tung bí ẩn của hắn. Tên này luôn cẩn trọng để không tiết lộ nhiều thông tin về bản thân và nơi ở của mình.
Lần công khai xuất hiện duy nhất của y là trong đoạn video ghi lại bài thuyết giáo ở Mosul sau khi IS chiếm được phía bắc Iraq vào năm ngoái. Trước đó, Baghdadi chỉ có 2 bức ảnh được chứng thực. Ngoài ra, tên này dường như còn đeo mặt nạ khi nói chuyện với cấp dưới. Baghdadi cũng không phải là tên thật của tên thủ lĩnh bí ẩn này. Tên thật của hắn là Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai.
Baghdadi được cho là sinh ra ở Samarra, phía bắc Baghdad (Iraq) vào năm 1971. Một số nguồn tin cho rằng, y từng là giáo sĩ trong một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố vào khoảng năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq.
Trong khi đó, một số người lại tin rằng, Baghdadi từng là một phần tử thánh chiến dưới thời Saddam Hussein. Những người khác cho rằng y đã bị cực đoan hóa trong 4 năm bị giữ tại Trại Bucca, nơi Mỹ giam giữ nhiều chỉ huy Al Qaeda ở miền nam Iraq.
Baghdadi nổi tiếng là một chỉ huy tàn nhẫn và kỷ luật trong chiến đấu. Điều này khiến IS hấp dẫn và thu hút các phần tử thánh chiến trên khắp thế giới đổ về đầu quân.
Một nô lệ tình dục của Baghdadi tên là Zeinat từng tiết lộ, cô bị thủ lĩnh IS ngược đãi và lạm dụng.
“Abu Bakr al-Baghdadi đối xử với chúng tôi rất tồi tệ. Y yêu cầu chúng tôi quên bố và những người anh vì họ đã bị sát hại. Y cũng bảo mẹ và chị em của chúng tôi đã bị ép kết hôn với chúng”, Zeinat cho biết.
Khi Zeinat và các nô lệ tình dục khác của Baghdadi tìm cách bỏ trốn nhưng bị bắt lại, Baghdadi đã ra lệnh cho thủ hạ đánh đập họ tàn nhẫn.
Các cô gái bị đánh bằng mọi thứ từ dây cáp, thắt lưng tới gậy gỗ. Những trận đòn thừa sống thiếu chết khiến tay Zeinat trật khớp trong khi người bạn của cô bị vỡ xương mặt.
Nỗi sợ hãi ám ảnh thủ lĩnh IS
Tháng 10.2011, Mỹ chính thức liệt Baghdadi là "phần tử khủng bố" và treo giải thưởng 25 triệu USD cho thông tin dẫn tới việc bắt giữ hoặc tiêu diệt y.
"Số tiền truy nã khiến y lo lắng và căng thẳng, góp phần giới hạn khả năng di chuyển cũng như hạn chế những kẻ bảo vệ xung quanh Baghdadi. Y không bao giờ ở một chỗ quá 72 tiếng", Fadhel Abu Ragheef, chuyên gia về các nhóm cực đoan ở Baghdad, Iraq, nhận xét.
Theo Hisham al-Hashimi, chuyên gia cố vấn cho các chính phủ Trung Đông về vấn đề IS cũng cho biết, một trong những mối lo lắng lớn nhất của Baghdadi là làm sao để đảm bảo các thân tín, thuộc hạ không phản bội y vì món tiền 25 triệu USD mà chính phủ Mỹ treo thưởng cho bất kỳ ai giúp bắt được y.
Lahur Talabany, người đứng đầu lực lượng chống khủng bố thuộc Chính quyền Khu vực Người Kurd, một khu tự trị tại miền bắc Iraq cho biết, mối lo trên khiến Baghdadi "trở nên lo âu và vô cùng thận trọng trong từng bước đi".
"Vòng tròn thân tín quanh y ngày càng thu hẹp", ông Talabany cho biết.
Khi IS bắt đầu hứng chịu thất bại liên tiếp trên chiến trường, Baghdadi phải sống trong cảnh trốn chạy, tìm mọi cách để lẩn trốn, ẩn nấp, che giấu tung tích, không dám lộ diện. Theo giới chức Mỹ và Iraq, Baghdadi đã rời các trung tâm chỉ huy ở Mosul và Raqqa nhằm bảo toàn mạng sống.
Baghdadi không sử dụng điện thoại. Y có một số tay sai thân cận thay mặt mình liên lạc với hai trợ lý chính là "bộ trưởng quốc phòng" Iyad al-Obaidi và Ayad al-Jumaili, phụ trách về an ninh.
Mặt khác, khi di chuyển giữa những nơi trú ẩn an toàn ở khu vực biên giới Syria - Iraq, Baghdadi chỉ mang theo một lái xe, hai cận vệ, và sử dụng những chiếc xe bình thường.
Nữ nô lệ tình dục Zeinat cũng cho biết, gia đình Baghdadi thường xuyên chuyển chỗ ở từ thị trấn này sang thị trấn khác để tránh bị tình báo Mỹ phát hiện và tiêu diệt. Vài ngày sau khi Zeinat được mua về, căn nhà bên cạnh nơi Baghdadi ở bị đánh bom, khiến y vội vã đưa gia đình chuyển đi nơi khác.
“Ông ta không dùng điện thoại vì sợ máy bay sẽ định vị được vị trí của mình. Tuy nhiên, Baghdadi vẫn duy trì liên lạc rất tốt với cấp dưới bằng cách nào đó mà tôi không rõ”, Zeinat kể về nỗi sợ hãi của Baghdadi.

Iraq diệt 2.900 chiến binh IS ở Mosul trong 4 ngày

(Kiến Thức) - Quân đội Iraq đã tiêu diệt 2.900 chiến binh IS ở khu vực Tây Mosul trong vòng 4 ngày qua.

Iraq diệt 2.900 chiến binh IS ở Mosul trong 4 ngày
Hãng Fars (Iran) đưa tin, quân đội Iraq ngày 16/4 cho biết, lực lượng nước này đã tiêu diệt 2.900 chiến binh IS ở khu vực Tây Mosul trong vài ngày qua.
“Hàng nghìn tay súng IS đã bỏ mạng sau những cuộc giao tranh ác liệt với các lực lượng Iraq ở quận Tenek và Abar trong 4 ngày qua”, người phát ngôn của lực lượng chống khủng bố Iraq, Sabab al-Noaman, cho biết.

Phiến quân IS ồ ạt phản công, quân đội Iraq tổn thất nặng?

(Kiến Thức) - Theo hãng tin Amaq của phiến quân IS, quân đội Iraq đã hứng chịu nhiều tổn thất trong các cuộc tấn công dữ dội của nhóm khủng bố IS hôm 23/4.

Phiến quân IS ồ ạt phản công, quân đội Iraq tổn thất nặng?
Al Masdar News đưa tin ngày 24/4, hãng tin Amaq nói rằng phiến quân IS đã tiến hành vụ đánh bom kép nhằm vào lực lượng chính phủ Baghdad ở thị trấn Hamam al-Alil, tỉnh Nineveh hôm 23/4, khiến 25 binh sĩ Iraq thiệt mạng.
Cùng lúc, tổ chức khủng bố IS cũng mở cuộc tấn công nhằm khu vực gần sân bay Tal Afar, khiến 17 thành viên của Các đơn vị dân quân Iraq (PMU) thiệt mạng và 13 binh sĩ khác bị thương.

Loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) -  Nhiếp ảnh gia New Zealand Joe Dowling đã "đồng cam cộng khổ" với người dân Khu tự trị Kurdistan và chụp được loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq. 

Loạt ảnh chiến trường đánh phiến quân IS ở Iraq
Loat anh chien truong danh phien quan IS o Iraq
Nhiếp ảnh gia New Zealand Joe Dowling đã mua vé một chiều tới Afghanistan và sau khi bị móc ví ở Iran, anh đã tới Iraq với 60 USD trong túi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, anh Joe Dowling đã nhận giảng dạy tiếng Anh tại các trường quốc tế ở Kurdistan, khu tự trị của người Kurd ở phía bắc Iraq. Ở đó, anh đã nhờ vả những nhà thầu an ninh tư hay các nhà báo mà anh gặp ở các quán bar chở anh tới những chiến tuyến đánh phiến quân IS

Tin mới