Cuộc đua giành hợp đồng siêu khủng mua chiến đấu cơ của Phần Lan
Cuộc đua giành hợp đồng bán chiến đấu cơ siêu khủng cho không quân Phần Lan, quy tụ gần như đầy đủ mặt các anh tài trong làng sản xuất máy bay chiến đấu thế giới.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Phần Lan đang tìm một loại chiến đấu cơ mới, để thay thế số máy bay chiến đấu cũ F/A-18 Hornet đã gần hết niên hạn sử dụng của không quân nước này. Giao dịch này, cũng được coi là hợp đồng mua máy bay chiến đấu lớn nhất châu Âu, trong vòng một thập kỷ qua.
Hợp đồng mua 64 máy bay chiến đấu của Phần Lan, có tổng trị giá 12 USD; mới đây họ thông báo, đã nhận được sự đề nghị cung cấp của 5 công ty sản xuất máy bay nổi tiếng thế giới, bao gồm Dassault của Pháp, Lockheed Martin và Boeing của Mỹ, Công ty chế tạo máy bay châu Âu và Saab của Thụy Điển.
Kết quả của cuộc đấu thầu có thể sẽ được công bố vào cuối năm nay. Bộ Quốc phòng Phần Lan tuyên bố, sẽ xem xét toàn diện 4 khía cạnh về khả năng chiến đấu, nguồn cung, chi phí và chuyển giao công nghệ với Phần Lan.
Năm ngoái, các máy bay chiến đấu ứng viên, đã trải qua các cuộc thử nghiệm thực địa nghiêm ngặt ở Phần Lan. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ tiến hành các bài tập mô phỏng tiếp vào cuối năm nay, để chứng tỏ khả năng chiến đấu của chúng.
Các loại máy bay chiến đấu của châu Âu tham gia đấu thầu gồm Rafale, Typhoon và Gripen; phía Mỹ có hai loại chiến đấu cơ là F/A-18E/F Super Hornet của Boeing và đặc biệt là Lockheed Martin đưa F-35 tham gia đấu thầu.
Phần Lan là một quốc gia không liên kết quân sự, nhưng có quan hệ chặt chẽ với NATO. Là nước láng giềng của Nga, quốc gia Bắc Âu này đã thiết lập quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ với Thụy Điển và Mỹ trong những năm gần đây.
Theo thông tin, Công ty Boeing của Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp 50 máy bay chiến đấu F/A-18E/F Block III và 14 máy bay chiến đấu điện tử E/A-18G Growler cho Phần Lan. Không quân Phần Lan đã và đang sử dụng F/A-18 Hornet, nên đã có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để sử dụng Super Hornet.
Khoảng 60% cơ sở bảo dưỡng máy bay F/A-18, có thể được sử dụng để bảo dưỡng Super Hornet, giúp tiết kiệm chi phí cho Không quân Phần Lan. Boeing nhấn mạnh rằng, việc chuyển đổi từ F/A-18 sang Super Hornet sẽ rất dễ dàng.
Máy bay chiến đấu điện tử E/A-18G Growler, được trang bị thiết bị gây nhiễu điện tử và tên lửa chống bức xạ AGM-88, có thể chế áp tốt hệ thống phòng không của đối phương. Hiện E/A-18G được đánh giá là máy bay tác chiến điện tử tốt nhất.
Một máy bay chiến đấu khác của Mỹ, đang cạnh tranh đơn đặt hàng từ Phần Lan, là tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35, do Lockheed Martin sản xuất. Máy bay được trang bị các cảm biến tiên tiến, có thể nhanh chóng phát hiện và tấn công máy bay chiến đấu của đối phương.
Khả năng tàng hình có thể là điểm mạnh của F-35, vì nó có thể cho phép Phần Lan đối đầu lại lực lượng Không quân Nga hùng mạnh, hiện được cho là sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, để giám sát và khống chế không phận Phần Lan.
Dự án F-35 cũng sẽ mang đến cho Phần Lan cơ hội sản xuất máy bay chiến đấu. Bridget Lauderdale, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của dự án F-35 nói rằng, F-35 sẽ cung cấp cho Phần Lan nhiều việc làm công nghệ cao vì công việc sản xuất dự kiến sẽ kéo dài hơn 20 năm.
Điều này sẽ cho phép các linh kiện do Phần Lan sản xuất, không chỉ được sử dụng trên các máy bay chiến đấu F-35 của chính nước này, mà còn hỗ trợ cho phi đội F-35 toàn cầu. Việc sản xuất F-35 ở châu Âu có thể tăng thêm cơ hội hợp tác, đồng thời sẽ chia sẻ chi phí hơn nữa, và cuối cùng giá F-35 có thể sẽ giảm xuống.
Rafale là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Pháp và đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, Ai Cập, Qatar, Hy Lạp, Croatia. Công ty Dassault đề cập đến Rafale như một máy bay chiến đấu “đa nhiệm”, được trang bị tốt và có thể đối phó với các mối đe dọa truyền thống và các mối đe dọa phi đối xứng.
Là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ nổi tiếng với sự nhanh nhẹn, Rafale có nhiều mẫu, và mẫu của Phần Lan là Rafale C. Rafale có thể cất và hạ cánh từ một sân bay dã chiến, được trang bị vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến. Pháp cũng tuyên bố rằng họ có thể sản xuất máy bay chiến đấu Rafale ở Phần Lan.
Còn Typhoon tương tự như Rafale về độ phức tạp và khả năng cơ động, loại máy bay này có lợi thế lớn trong không chiến ở độ cao lớn và tốc độ cao. Typhoon do Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ý cùng phát triển và sản xuất.
Theo thông tin, Typhoon vẫn thiếu khả năng tấn công, đây thực sự là một điểm yếu so với các máy bay chiến đấu khác tham gia đấu thầu. Mặc dù được trang bị tên lửa không đối không tầm xa Meteor và tên lửa hành trình Storm Shadow. Tuy nhiên, những vũ khí này cũng có thể được trang bị trên các máy bay Rafale, Gripen và F-35.
Từ quan điểm địa chính trị, việc Thụy Điển tham gia đấu thầu máy bay chiến đấu của Không quân Phần Lan có ý nghĩa to lớn. Sự thầu của Saab được coi là sự mở rộng của liên minh Thụy Điển-Phần Lan.
Hai nước Thụy Điển-Phần Lan có thể cùng nhau xây dựng một lực lượng không quân, bao gồm các máy bay chiến đấu Gripen và chỉ huy của hai nước có thể sử dụng các máy bay chiến đấu này, thay thế cho nhau để chống lại cuộc xâm lược từ Nga.
Để thắng thầu, Saab đã cung cấp cho Phần Lan hai máy bay cảnh báo sớm Global Eye. So với các máy bay chiến đấu khác tham gia đấu thầu, Gripen có chi phí vận hành tương đối thấp, đồng thời được trang bị radar mảng pha chủ động, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cùng hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ.
Mặc dù xét về thành tích khi tham gia đấu thầu, F-35 chắc chắn có ưu thế rõ rệt. Tuy nhiên, Phần Lan là một quốc gia châu Âu, và nhiều người lên tiếng ủng hộ việc nước này, mua máy bay chiến đấu do châu Âu sản xuất.
Do đó, sự cạnh tranh thực sự có thể sẽ diễn ra giữa các máy bay chiến đấu Rafale và Typhoon, mặc dù các điều kiện mà Saab đưa ra cũng rất hào phóng.
Phần Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm 2021, nhưng điều này không cho thấy máy bay chiến đấu nào là tốt nhất. Chỉ bằng cách đáp ứng các nhu cầu hậu cần và bảo trì của Không quân Phần Lan, thì mới có thể giành được hợp đồng mua máy bay chiến đấu béo bở này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ thử nghiệm phóng tên lửa tầm siêu xa. Nguồn: USAF.