Cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Đức: Củng cố quan hệ, cải tổ EU

(Kiến Thức) - Cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Đức giữa tân Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Angela Merkel nhằm củng cố quan hệ song phương và vạch ra lộ trình cải tổ EU. 

Ngày 14/5, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới thủ đô Berlin (Đức) và hội đàm với Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Đức quan trọng. Được biết, đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Đức Merkel cho biết hai bên đã nhất trí “thổi luồng sinh khí mới” vào quan hệ hợp tác Pháp-Đức. Hai nước sẽ tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng 7/2017, sau khi Pháp tổ chức xong  bầu cử quốc hội.
Cuoc gap thuong dinh Phap-Duc: Cung co quan he, cai to EU
 Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: DW.
Theo Thủ tướng Merkel, hai nước mong muốn xây dựng một lộ trình mới để củng cố Liên minh Châu Âu (EU) cũng như khu vực đồng Euro (Eurozone).
Nếu cần thiết, Pháp và Đức đều sẵn sàng thay đổi các hiệp ước của EU như là một phần của nỗ lực hiện đại hóa.
“Trong quá khứ, Paris luôn coi việc thay đổi hiệp ước là một điều cấm kỵ”, Tổng thống Pháp Macron cho hay.
Trước đó, dư luận dự đoán hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức sẽ thảo luận về một trong những ý tưởng gây tranh cãi nhiều nhất của ông Macron, đó là gói ngân sách cho 19 quốc gia sử dụng đồng Euro. Tổng thống Macron cũng đề xuất việc bầu ra Bộ trưởng Tài chính mới cho Eurozone.
Theo ông Macron, những biện pháp như vậy sẽ cho phép việc đầu tư chung và hỗ trợ Eurozone giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, một số người ở Đức – nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu - hoài nghi ý tưởng này bởi Đức từng phải gánh khoản cứu trợ lớn nhất cho các thành viên Eurozone có nền kinh tế kém phát triển hơn. Một số chính trị gia Đức quan tấm đến việc những người đóng thuế sẽ lại phải thanh toán cho phần còn lại của Châu Âu.
Trong khi đó, ngày 15/5, Tổng thống Pháp Macron đã xoa dịu những mối lo ngại trên.
“Tôi không ủng hộ ý tưởng cùng chịu trách nhiệm cho những khoản nợ cũ trong khu vực đồng Euro. Tôi muốn thiết lập những cơ chế đầu tư mới cho các dự án trong tương lai”, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết.

Năm 2017: Liệu Pháp-Đức có chia đôi châu Âu?

Với các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân mang tính quyết định sắp tới, nhiều dự đoán cho rằng châu Âu có thể bị chia đôi trong thời gian tới.

Đó là nhận định của nhà phân tích chính trị châu Âu Nina Schick trong bài viết đăng trên trang mạng CNN. Theo đó, một số nước châu Âu đang đối diện với sự lớn mạnh của các đảng phái chính trị ủng hộ "tái quốc hữu hóa", được hiểu là phản đối toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế đã định hình trật tự thế giới sau năm 1945.

Năm 2017: “Năm giận dữ" của người dân châu Âu

Năm 2017 sẽ là “năm giận dữ” của người dân châu Âu, thể hiện qua các cuộc bầu cử tại bốn nước sáng lập EU là Hà Lan, Pháp, Đức, Italy.

Theo tạp chí The Spectator của Anh, giới chính trị gia cầm quyền vốn chủ trương ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) đang có lý do để lo ngại về các cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức tại 4 nước sáng lập EU là Hà Lan, Pháp, Đức, Italy trong năm nay, giữa lúc các lực lượng dân túy hoài nghi châu Âu đang trỗi dậy và "bóng ma" khủng hoảng tài chính vẫn ám ảnh lục địa già.

Tin mới