Cuộc ngã giá bất ngờ của "thầy giáo" bán tinh trùng

Đi bán tinh trùng, Đức tự giới thiệu mình là thầy giáo. Sau khi xét nghiệm sức khỏe, anh ta sẽ được nhận 2 triệu đồng. Xong việc, người mua có thai, Đức sẽ được trả từ 18 - 20 triệu đồng.

Cuộc ngã giá bất ngờ của "thầy giáo" bán tinh trùng

Video: Cuộc ngã giá của người bán tinh trùng

Mô tả video

Ngoài “chợ đen”, tinh trùng đang trở thành thứ hàng hóa được chào bán công khai.

Hãi hùng hơn, những đối tượng buôn “con giống” phần lớn đều đề nghị người mua lựa chọn phương án lấy trực tiếp bằng cách quan hệ tình dục.

Cuộc ngã giá bất ngờ của 'thầy giáo' bán tinh trùng

"Cò" môi giới trao đổi với phóng viên về việc mua bán tinh trùng ở cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương.

“Cò” môi giới tên Hùng, chúng tôi tiếp xúc ngay cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương, tư vấn: “Quan hệ trực tiếp đỡ mất thời gian và chi phí. Sau khi kết quả xét nghiệm tốt, người bán và người mua gặp nhau trong ba ngày người phụ nữ rụng trứng. Sinh hoạt đúng ngày thì khả năng đậu cao”.

"Cò" môi giới trao đổi với phóng viên về việc mua bán tinh trùng ở cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương.
"Cò" môi giới trao đổi với phóng viên về việc mua bán tinh trùng ở cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương. 

"Thầy giáo" bán tinh trùng vì lý do bất ngờ

Trong vai người có nhu cầu tìm mua tinh trùng do hiếm muộn nhiều năm, chúng tôi tiếp cận một số đối tượng rao bán “con giống” trên mạng.

Người đầu tiên tự giới thiệu mình tên Đức (Hà Nội), làm nghề giáo viên. Khi tôi nói chồng bị vô sinh do không có tinh trùng, cần mua “con giống”, anh ta sẵn sàng gửi ảnh cá nhân và chứng minh thư để “chào hàng”. bán tinh trùng.

Đức cho biết, anh ta chỉ đồng ý hiến tinh trùng với điều kiện phải làm trực tiếp, không qua can thiệp y tế.
Đức cho biết, anh ta chỉ đồng ý hiến tinh trùng với điều kiện phải làm trực tiếp, không qua can thiệp y tế. 

Người này nhấn mạnh, không "tiếp" phụ nữ lớn tuổi và người đồng tính nên liên tục hỏi tuổi tác và yêu cầu người mua cho xem mặt. Sau khi trao đổi thông tin, Đức hẹn gặp tôi tại một quán cà phê trên đường Thái Hà, Hà Nội.

Tại buổi gặp này, Đức “quảng cáo” sức khỏe hoàn toàn tốt, từ bé chưa phải vào viện vì ốm đau, bệnh tật bao giờ. Để chứng minh "khả năng" của mình, anh ta khoe đã có vợ và hai con trai. Hai đứa trẻ đều khỏe mạnh và thông minh.

Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, Đức tâm sự cả hai vợ chồng đều làm giáo viên, vợ đang đi học thêm nên mọi gánh nặng kinh tế do anh ta gánh vác. Cuộc sống gia đình người này tương đối thuận hòa, chỉ chật vật, khó khăn về kinh tế.

Khi bán tinh trùng, Đức đưa ra điều kiện là chỉ bán bằng đường trực tiếp, không qua can thiệp y tế vì sợ tiêm và lấy máu.

“Anh muốn cho trực tiếp vì sợ nếu can thiệp y học, rất có thể đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh. Anh khuyên em hạn chế làm các thủ thuật. Ngay cả việc em dùng thuốc, sau này con sinh ra cũng không thông minh”, người đàn ông này ra vẻ am hiểu.

Lý giải thêm nguyên nhân bán tinh trùng, Đức cho biết, hoàn cảnh gia đình anh ta khó khăn nên vợ không muốn sinh thêm con. Nhưng anh ta luôn tò mò không biết mình sinh đứa nữa là gái hay trai. Để giải đáp điều đó, anh ta thử bằng cách 'hiến' tinh trùng cho một cặp vợ chồng hiếm muộn.

“Đây là lần hiến đầu tiên của anh. Nếu "gặp nhau" một lần chưa được, anh sẽ giúp em đến bao giờ đậu thai thì thôi. Khi nào sinh, em thông báo cho anh biết giới tính đứa trẻ. Anh cũng không bao giờ làm phiền em”, Đức khẳng định.

Không chỉ vậy, Đức còn nhấn mạnh: "Anh làm việc này cũng chủ yếu là để giúp đỡ những người hiếm muộn".

Đặc biệt, Đức nói không đòi hỏi về tiền bạc, người mua muốn bồi dưỡng ra sao tùy tâm. Thế nhưng Đức tiết lộ, trước đây có một môi giới từng liên hệ mua tinh trùng của mình.

Theo đó, nếu Đức đi xét nghiệm xong xuôi, kết quả tốt, anh ta sẽ được nhận 2 triệu đồng. Xong việc, người mua có thai, Đức sẽ được trả từ 18 - 20 triệu đồng.

“Ngoài người môi giới ra, anh từng được một đối tượng đàn ông gọi điện đến, đặt vấn đề mua bán, tuy nhiên gã này lại nói chuyện bằng từ ngữ khiếm nhã. Thấy vậy nên anh từ chối”, Đức chia sẻ.

Thấy tôi băn khoăn vấn đề về các bệnh lây nhiễm, anh ta hứa hẹn: “Thú thực, từ bé đến giờ anh chưa chọc kim tiêm vào người nhưng anh sẽ cố gắng đi xét nghiệm máu cho em yên tâm”.

Sinh viên bán 'con giống' trả nợ.

Cũng trên diễn đàn mua bán “con giống”, chúng tôi tiếp tục được một nam thanh niên tên Hải (SN 1998) mời chào.

Ngay khi vừa gặp, Hải cho biết mình đang là sinh viên có học lực khá tại một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Để chứng minh, Hải đưa bảo hiểm y tế và chứng minh thư cho người mua xem.

Sinh viên bán tinh trùng trả nợ.
Sinh viên bán tinh trùng trả  nợ.

Nam thanh niên cho biết mình dính bẫy đa cấp nên muốn bán "con giống" trả nợ.

Nam sinh này tâm sự, do bị dính vào bẫy bán hàng đa cấp, nợ nần nên muốn bán tinh trùng lấy tiền trả nợ.

Giọng thiểu não, Hải cho biết: “Em trót dại tin bạn tham gia vào mạng lưới đa cấp, giờ nợ 3 triệu đồng. Hè này nghỉ học nhưng em không dám về quê, ở lại Hà Nội đi làm bảo vệ. Một ngày em phải đi làm từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, không được ăn trưa. Từ sáng đến giờ em vẫn chưa có hạt cơm nào vào bụng”.

Liên tục khẳng định mình mới bán lần đầu nhưng cách trò chuyện của Hải cho thấy cậu khá chuyên nghiệp.

“Theo giá trên mạng, hiến tinh trùng bằng con đường gián tiếp là 18 triệu đồng, hiến bằng cách quan hệ trực tiếp là 10 triệu. Sức khỏe em đảm bảo. Nếu chị cần, em đi xét nghiệm máu, nước tiểu, bệnh truyền nhiễm. Các dịch vụ xét nghiệm trên chỉ mất khoảng vài trăm nghìn. Tuy nhiên em là thanh niên mới lớn, cũng cần giải quyết nhu cầu, em lấy chị 7 triệu đồng nếu quan hệ trực tiếp”, Hải khẳng định.

Nam thanh niên còn sành sỏi hướng dẫn tôi cách thức hiệu quả nhất để thụ thai: “Chị canh ngày rụng trứng, quan hệ trong 3 ngày 13, 14, 15 của chu kỳ, khả năng có thai sẽ cao. Muốn biết trứng rụng chị mua que thử rụng trứng, bao giờ vạch đỏ chót là "tiến hành”.

Khi tôi đặt câu hỏi, liệu Hải có lăn tăn gì về hậu quả sau này, cậu ta khẳng định, bản thân không quan trọng việc đó và tuyệt đối sẽ không quấy rầy tôi sau khi đã sinh con thành công.

Theo TS Hồ Sỹ Hùng (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương), việc cho và nhận tinh trùng cần phải thực hiện tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ điều kiện, chức năng.
Nếu mua tinh trùng bên ngoài một cách tràn lan như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và hậu quả khôn lường.
Bên cạnh việc người nhận tinh trùng đó có thể lây nhiễm những bệnh truyền nhiễm hoặc thai nhi gặp các vấn đề về di truyền thì việc lấy tinh trùng không kiểm soát có thể dẫn tới tình trạng hôn nhân cận huyết sau này.
Bà Đỗ Thị Yến (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cũng khẳng định: “Việc hiến trực tiếp như vậy xảy ra rất nhiều rủi ro. Ví dụ như bệnh HIV.
Bệnh này có giai đoạn cửa sổ từ 3 - 6 tháng. Tức là "thời kỳ cửa sổ" xét nghiệm máu vẫn là âm tính. Ai dám khẳng định, người hiến hoàn toàn khỏe mạnh, không nằm trong giai đoạn cửa sổ đó?”.

* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi

(Còn nữa).

Người phụ nữ 20 năm làm nghề...đẻ thuê

Người phụ nữ 20 năm làm nghề...đẻ thuê
Mang nặng đẻ đau 5 đứa con nhưng chưa một lần Huyền "mất" một giọt sữa cho con bú. Đứa bé vừa kịp chào đời, gia đình "nhà chủ" đã vội đưa đi mất. Sau mỗi hợp đồng đẻ thuê, cô được trả 150 - 200 triệu đồng.

Người phụ nữ có thâm niên 20 năm trong nghề "đẻ mướn" nay đã ngoài 40 tuổi nhưng làn da vẫn trắng ngần, khuôn mặt bầu bĩnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống. Chị có cái tên khá đẹp - Nguyễn Ngọc Trang Huyền, quê ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

17 tuổi ra Hà Nội lập nghiệp, qua sự giới thiệu của một người quen, Huyền được nhận vào làm tạp vụ cho một khách sạn lớn ở quận Tây Hồ. Mặc dù là gái quê, nhưng Huyền lại có nhan sắc mặn mà, sắc sảo, khiến nhiều vị khách đến thuê phòng phải động lòng yêu mến.

Chính môi trường làm việc phức tạp, lại được nhiều chàng trai thị thành ngỏ những lời có cánh, Huyền đã nhanh chóng thay đổi. Để có cuộc sống sung túc, Huyền chấp nhận làm "tình nhân" một đại gia đã có gia đình và hơn mình vài chục tuổi.
20 năm đẻ thuê với 5 đứa con nhưng Huyền chưa bao giờ bị mất một gọt sữa.
20 năm đẻ thuê với 5 đứa con nhưng Huyền chưa bao giờ bị mất một gọt sữa.
Có tiền, Huyền chính thức rũ bỏ cuộc sống của một thôn nữ quê mùa, thường xuyên cùng người tình tham gia vào những cuộc thác loạn ở vũ trường, quán bar.

Để tìm cảm giác mạnh và làm vui lòng "người tình", Huyền bắt đầu "học" cách đập đá, tham gia đóng sex cho những bộ phim rẻ tiền... Sau những tháng ngày sống buông thả, Huyền có thai nhưng gã "người tình" đại gia đã yêu cầu chấm dứt mối quan hệ giữa hai người. Mặc cho Huyền ra sức níu kéo, dọa dẫm nhưng hắn vẫn cương quyết bỏ cô.

Sau khi bị "người tình" phụ bạc, Huyền sống như một người điên, không chỉ tiếp tục dấn sâu vào những cuộc ăn chơi sa đọa, mà cô còn sa chân vào con đường lầm lỡ.

Theo lời rủ rê của đám bạn chơi, Huyền về làm nhân viên cho một cửa hàng tẩm quất trá hình ở ngoại thành Hà Nội. Cô bắt đầu "đi" khách theo sự điều động của ông chủ, và chấp nhận làm "gái bao" cho những gã choai muốn chơi trội.

Công việc của Huyền cũng chỉ kéo dài thêm ba tháng ở quán tẩm quất. Sau khi cái thai được 5 tháng tuổi, chủ chứa, đuổi cô ra khỏi quán, hắn sợ cái "xui" của bà bầu sẽ ám vào con đường làm ăn đang lên như diều gặp gió của hắn.

Mất việc, chốn nương thân cuối cùng không còn, Huyền không dám trở về quê, cũng không đủ dũng cảm gọi điện thoại về nhà. Cô sợ những lời đàm tiếu sẽ không để cô có được cuộc sống bình yên. Không thể tiếp tục trở lại con đường kiếm sống bằng thân xác, Huyền chấp nhận xin vào phục vụ một quán ăn nhỏ. Thương cảm hoàn cảnh của cô gái trẻ, bà chủ nhà tốt bụng đã cho Huyền ở trọ miễn phí.

Huyền sinh con khi vừa tròn 20 tuổi. Không đủ điều kiện nuôi dạy đứa trẻ, Huyền quyết định cho đi đứa con dứt ruột đẻ ra, nhờ người dắt mối cô tìm được gia đình có điều kiện nhận nuôi đứa trẻ. Sau khi ký cam kết dứt bỏ mối quan hệ máu mủ với đứa trẻ, chị được gia đình này hậu tạ một khoản tiền.

Cầm tiền trên tay, Huyền bỗng nảy sinh ra ý nghĩ sẽ làm cái "nghề", không nhọc công tốn sức, lại kiếm tiền dễ dàng này và Huyền quyết định tận dụng thân xác của mình để dấn thân vào nghề đẻ thuê.

Theo hợp đồng, Huyền chấp nhận để người ta cấy trứng đã được thụ tinh vào cơ thể. Để đảm bảo đứa trẻ được ra đời khỏe mạnh và thông minh, Huyền phải chấp nhận cuộc sống theo yêu cầu của đối tác.

Cô không được phép giữ mối quan hệ với bên ngoài, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người quen. Phần lớn khoảng thời gian mang thai, Huyền phải nghe nhạc, tập yoga để "mẹ thoải mái, con khỏe mạnh". Huyền chỉ được ra ngoài trong những lần khám thai định kỳ. Mỗi hợp đồng "đẻ thuê" đạt chất lượng, đứa trẻ được ra đời khỏe mạnh, Huyền sẽ được "đối tác" trả 150 - 200 triệu đồng.

Theo Huyền, số tiền công đó không phải là quá cao, bởi lẽ sau khi sinh xong cô phải nghỉ ít nhất 2-3 năm. Đó là chưa kể đến những đợt sinh con xong, cô còn bị hậu sản, phải thuốc thang chạy chữa và ăn uống kiêng khem rất khổ. Vì vậy, dù đã hoạt động trong nghề 20 năm, nhưng cuộc sống của Huyền cũng chẳng dư giả gì.

Đối tác ký kết hợp đồng với Huyền cũng rất phong phú, không chỉ có những cặp vợ chồng hiếm muộn, mà ngay cả những đôi vợ chồng trẻ có sức khỏe, khả năng sinh đẻ, nhưng vì lý do làm đẹp, giữ dáng... mà không muốn mang nặng đẻ đau đứa con của mình.

Mặc dù không được làm mẹ theo đúng nghĩa nhưng trong tâm trí Huyền, hình ảnh những đứa con, những kỷ niệm về tháng ngày mang thai đều không thể nào quên được.

Huyền còn nhớ như in bản hợp đồng "đẻ thuê" đầu tiên mà cô ký. Năm đó, do chưa có kinh nghiệm và cũng không có đường dây đẻ thuê hoạt động chuyên nghiệp như bây giờ, nên cô đành phơi mặt vào các bệnh viện tìm khách hàng.

Sau những ngày lân la, móc nối với nhiều "bà mối", Huyền đã tìm được một đối tác làm ăn. Khi đạt được thỏa thuận "hợp tác", Huyền được nhà chủ thuê cho một căn phòng sạch sẽ để dưỡng thai chờ ngày sinh nở. Khi đứa trẻ ra đời, không kịp để Huyền kịp nhìn mặt con, gia đình nhà chủ vội quăng xấp tiền dày kèm theo điều khoản chấm dứt mối quan hệ ruột thịt.

Hành nghề 20 năm, có được 5 đứa con mà chính bản thân mang nặng đẻ đau, thế nhưng chưa một lần, Huyền bị "mất" một giọt sữa cho con bú, đứa bé vừa kịp chào đời, gia đình nhà chủ đã vội đưa đi mất. Đã nhiều lần cô tỏ ý muốn được nuôi đứa trẻ miễn phí trong tháng ở cữ, nhưng gia đình kia không đồng ý.

Những ngày tháng đẻ thuê đối với Huyền chẳng khác gì một tù nhân bị giam lỏng. Không những sống tách biệt với thế giới bên ngoài, bản thân "người mẹ" còn phải từ bỏ những thói quen, sở thích của mình, để sống theo một "sơ đồ" mà nhà chủ đặt ra.

(Nguồn: Pháp luật & Xã hội)
[links()]

Đại gia “chạy làng” và nước mắt “thợ đẻ thuê”

Đại gia “chạy làng” và nước mắt “thợ đẻ thuê”

"Hãy cho em một năm được sống bên con và tận hưởng cảm giác được làm mẹ”, lời cầu xin tha thiết của người làm mẹ khiến người nghe không khỏi xót thương.

Khi ước nguyện quý tử thành hiện thực, các đại gia dễ dàng “phủi tay” tất cả bằng cách chi ra một khoản tiền kha khá. Trái ngược với niềm sung sướng tột độ của các đại gia là giọt nước mắt khổ tâm của những người mẹ “đẻ thuê” phải xa con.

Đại gia “chạy làng” …

Trong một “mớ” suy nghĩ hỗn loạn cho số phận của cô gái mới gặp, người lái xe tên Khanh rất nhiều lần muốn dừng lại nhưng lại một lần nữa ông nhận ra đó là một nhiệm vụ không thể không thực hiện. Ông thường xuyên đến thăm hỏi quà bánh hai mẹ con cô Nga để thêm sự thân thiết và tạo điều kiện cho “lời ngỏ ý nhị” của mình đến cô Nga.

Ông phân tích hoàn cảnh thực tại của cô: Rất cần một khoản tiền để lo chữa trị cho bệnh liệt tạm thời của mẹ cô, tiền thuốc lâu dài cho bệnh tim của bà. Cô cũng cần có tiền để trang trải cuộc sống đủ ấm no cho hai mẹ con hơn là một cuộc sống tạm bợ, lay lắt như hiện tại ... Cô Nga nghe ông phân tích chỉ âm thầm khóc thương mẹ và cay đắng cho chính số phận của cô.

Mang thai hộ: Tử cung phụ nữ có thể... đắt hàng

(Kiến Thức) - Việc cho phép mang thai hộ có hiệu lực, không có cơ chế quản lý, rất có thể tử cung phụ nữ sẽ trở thành món hàng mua bán; nhiều người sẽ coi đẻ thuê là việc làm kiếm sống.

Mang thai hộ: Tử cung phụ nữ có thể... đắt hàng

Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cho phép mang thai hộ là một bước tiến bộ rõ nét đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không có những văn bản hưởng dẫn chi tiết, rất có thể tử cung người phụ nữ sẽ trở thành món hàng mua bán, nhiều người sẽ coi đẻ thuê là việc làm kiếm sống. Vì thế, Cafe đầu tuần của Kiến Thức đã có cuộc đối thoại thú vị với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS).

Hệ quả sẽ rất nguy hại

Tin mới