Cuộc sống khắc nghiệt ở nơi nóng nhất thế giới

Cuộc sống khắc nghiệt ở nơi nóng nhất thế giới

Với nhiệt độ trung bình khoảng 40 độ C, thị trấn Dallol của Ethiopia là nơi nóng nhất thế giới có người sinh sống.

Xem toàn bộ ảnh
Theo tiếng Afar địa phương, Dallol có nghĩa là "hủy diệt". Vùng đất này có ao hồ và suối nước nóng nhiều màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali. Đây là nơi  nóng nhất thế giới có người sinh sống. Ảnh: Sometimes Interesting
Theo tiếng Afar địa phương, Dallol có nghĩa là "hủy diệt". Vùng đất này có ao hồ và suối nước nóng nhiều màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali. Đây là nơi nóng nhất thế giới có người sinh sống. Ảnh: Sometimes Interesting
Thị trấn Dallol ở sa mạc Danokil, phía đông bắc Ethiopia giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất từng được ghi nhận. Từ năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình tại Dallof là 40,5 độ C, song nó có thể lên tới 46,5 độ vào tháng 6. Ảnh: Sometimes Interesting
Thị trấn Dallol ở sa mạc Danokil, phía đông bắc Ethiopia giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất từng được ghi nhận. Từ năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình tại Dallof là 40,5 độ C, song nó có thể lên tới 46,5 độ vào tháng 6. Ảnh: Sometimes Interesting
Một người Afad địa phương nghỉ ngơi trên các mỏ khoáng sản có giá trị ở Dallol. Thực tế nơi đây là một miệng núi lửa. Khu vực được hình thành khi dung nham bazan xâm nhập mỏ muối và suối nước nóng ở gần đó, gây ra một vụ phun trào nước ngầm rất lớn khiến macma dâng lên liên tục và hòa với mạch nước ngầm. Ảnh: Sometimes Interesting
Một người Afad địa phương nghỉ ngơi trên các mỏ khoáng sản có giá trị ở Dallol. Thực tế nơi đây là một miệng núi lửa. Khu vực được hình thành khi dung nham bazan xâm nhập mỏ muối và suối nước nóng ở gần đó, gây ra một vụ phun trào nước ngầm rất lớn khiến macma dâng lên liên tục và hòa với mạch nước ngầm. Ảnh: Sometimes Interesting
Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng nghìn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió, tạo thành nhiều ụ hình nón tuyệt đẹp. Ảnh: Sometimes Interesting
Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng nghìn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió, tạo thành nhiều ụ hình nón tuyệt đẹp. Ảnh: Sometimes Interesting
Người dân dùng thiết bị chuyên dụng để cắt những tảng muối dưới nền đất nóng rực. Những cánh đồng muối tại Dallol cung cấp gần 100% lượng muối của Ethiopia. Người dân gọi muối là "vàng trắng" bởi lợi ích về kinh tế nó mang lại cho họ. Ảnh: Reuters
Người dân dùng thiết bị chuyên dụng để cắt những tảng muối dưới nền đất nóng rực. Những cánh đồng muối tại Dallol cung cấp gần 100% lượng muối của Ethiopia. Người dân gọi muối là "vàng trắng" bởi lợi ích về kinh tế nó mang lại cho họ. Ảnh: Reuters
Các thương lái chất chúng lên lưng lạc đà để chuyển tới khu trung tâm gần nhất. Khí hậu khắc nghiệt tại Dallol khiến nơi đây trở thành một trong những vùng xa xôi nhất trên trái đất. Đường bộ không tồn tại và lạc đà là phương tiện di chuyển duy nhất tại đây. Ảnh: Reuters
Các thương lái chất chúng lên lưng lạc đà để chuyển tới khu trung tâm gần nhất. Khí hậu khắc nghiệt tại Dallol khiến nơi đây trở thành một trong những vùng xa xôi nhất trên trái đất. Đường bộ không tồn tại và lạc đà là phương tiện di chuyển duy nhất tại đây. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông di chuyển trên địa hình gồ ghề để tới các mỏ giàu khoáng sản ở Dallol. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông di chuyển trên địa hình gồ ghề để tới các mỏ giàu khoáng sản ở Dallol. Ảnh: Reuters
Các lán trại của thương lái tại khu vực khai thác khoáng sản. Ảnh: Sometimes Interesting
Các lán trại của thương lái tại khu vực khai thác khoáng sản. Ảnh: Sometimes Interesting
Ngoài muối và những ụ khoáng sản độc đáo, nhiều mạch nước phun hình thành ở vùng đất khắc nghiệt này. Ảnh: Sometimes Interesting
Ngoài muối và những ụ khoáng sản độc đáo, nhiều mạch nước phun hình thành ở vùng đất khắc nghiệt này. Ảnh: Sometimes Interesting

GALLERY MỚI NHẤT