Cuộc sống ở vùng đất “Tiểu Tây Tạng” trên núi Himalaya

Cuộc sống ở vùng đất “Tiểu Tây Tạng” trên núi Himalaya

(Kiến Thức) - Cuộc sống ở vùng đất Ladakh “Tiểu Tây Tạng” của Ấn Độ trở nên khấm khá hơn trước, nhưng những giá trị văn hóa truyền thống cũng đang bị mất dần.

Xem toàn bộ ảnh
 Vùng đất Ladakh “Tiểu Tây Tạng” của Ấn Độ náu mình trong dãy núi Himalaya có rất nhiều tu viện Phật giáo.
Vùng đất Ladakh “Tiểu Tây Tạng” của Ấn Độ náu mình trong dãy núi Himalaya có rất nhiều tu viện Phật giáo.
Cuộc sống của người dân trong những ngôi làng nằm ở độ cao 3.500 mét so với mực nước biển trong vùng đất "Tiểu Tây Tạng" này hiện có những thay đổi so với trước trong bối cảnh ngành du lịch ở đây ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống không còn được gìn giữ như xưa.
Cuộc sống của người dân trong những ngôi làng nằm ở độ cao 3.500 mét so với mực nước biển trong vùng đất "Tiểu Tây Tạng" này hiện có những thay đổi so với trước trong bối cảnh ngành du lịch ở đây ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống không còn được gìn giữ như xưa.
“Giờ đây, chúng tôi có thể ăn những loại rau ngon hơn, mặc quần áo đẹp hơn. Vấn đề là ở chỗ, con người đang trở nên tham lam”, Tashi Phutit, 81 tuổi, cho biết khi đứng bên ngoài túp lều của bà ở làng Stok, cách thành phố Leh lớn nhất trong khu vực này khoảng 15 km.
“Giờ đây, chúng tôi có thể ăn những loại rau ngon hơn, mặc quần áo đẹp hơn. Vấn đề là ở chỗ, con người đang trở nên tham lam”, Tashi Phutit, 81 tuổi, cho biết khi đứng bên ngoài túp lều của bà ở làng Stok, cách thành phố Leh lớn nhất trong khu vực này khoảng 15 km.
“Ngày càng nhiều du khách đến đây”, Stanton Othsil, một nhân viên của công ty du lịch cho hay. Chính quyền ước tính, lượng khách du lịch đổ về Ladakh trong năm 2017 có thể lên tới 313 nghìn người, gấp 10 lần so với năm 2002.
“Ngày càng nhiều du khách đến đây”, Stanton Othsil, một nhân viên của công ty du lịch cho hay. Chính quyền ước tính, lượng khách du lịch đổ về Ladakh trong năm 2017 có thể lên tới 313 nghìn người, gấp 10 lần so với năm 2002.
“Cuộc sống trở nên dễ dàng và thoải mái hơn”, Tsering Gurmet, 28 tuổi, chia sẻ.
“Cuộc sống trở nên dễ dàng và thoải mái hơn”, Tsering Gurmet, 28 tuổi, chia sẻ.
Phunchok Angmo là giáo viên dạy Toán trong khu vực. Ảnh chụp cô đứng gần tu viện Thiksey được xây dựng từ thế kỷ 15.
Phunchok Angmo là giáo viên dạy Toán trong khu vực. Ảnh chụp cô đứng gần tu viện Thiksey được xây dựng từ thế kỷ 15.
“Những đứa trẻ không còn quan tâm đến văn hóa và chúng ít nói chuyện với nhau hơn. Thay vào đó, chúng dành thời gian sử dụng máy tính xách tay”, cô Angmo nói.
“Những đứa trẻ không còn quan tâm đến văn hóa và chúng ít nói chuyện với nhau hơn. Thay vào đó, chúng dành thời gian sử dụng máy tính xách tay”, cô Angmo nói.
Mọi người chơi polo ở Leh.
Mọi người chơi polo ở Leh.
Các em học sinh đùa nghịch ở sân trường.
Các em học sinh đùa nghịch ở sân trường.
Một người đàn ông đi qua các cửa hàng ở Ladakh.
Một người đàn ông đi qua các cửa hàng ở Ladakh.
Những người dân bán rau trên vỉa hè trước một cửa hàng quần áo.
Những người dân bán rau trên vỉa hè trước một cửa hàng quần áo.
Tsewang Dolma, 33 tuổi, cho biết: “Nền văn hóa của chúng tôi đang bị ảnh hưởng. Chúng tôi không còn mặc những bộ trang phục truyền thống nữa”.
Tsewang Dolma, 33 tuổi, cho biết: “Nền văn hóa của chúng tôi đang bị ảnh hưởng. Chúng tôi không còn mặc những bộ trang phục truyền thống nữa”.
Dorsey Takapa, 65 tuổi, buồn rầu nói: “Những giá trị truyền thống đang mất dần vì chúng ta quá tập trung kiếm tiền”.
Dorsey Takapa, 65 tuổi, buồn rầu nói: “Những giá trị truyền thống đang mất dần vì chúng ta quá tập trung kiếm tiền”.
Một khu dân cư sáng đèn ở thành phố Leh.
Một khu dân cư sáng đèn ở thành phố Leh.

GALLERY MỚI NHẤT