Cười, hắt hơi... gây són tiểu

- Cười lớn, hắt hơi hay chạy nhảy, tập luyện đều là những tác nhân gây són tiểu.

1. Cười lớn hoặc hắt hơi

Nguyên nhân: Vùng cơ ở sàn chậu nâng đỡ bàng quang và niệu đạo bị yếu. Khi người bệnh cười lớn, cơ thắt ở điểm giao giữa niệu đạo và bàng quang không thể co chặt lại đúng như chức năng của nó.

Khắc phục: Bệnh nhân nên học cách "lên lịch" đi tiểu, đồng thời sử dụng các bài tập để kiểm soát trở lại các vùng cơ này. Nếu chứng són tiểu là do tiểu rắt, nên tiếp tục đi vệ sinh vài phút sau lần tiểu trước để giải phóng lượng nước tiểu còn ứ lại.

2. Chạy, nhảy, tập luyện

Nguyên nhân: Đây là hiện tượng són tiểu do stress, thường xảy ra do gắng sức khi tập luyện. Lúc này, vùng cơ ở sàn chậu yếu đi, cơ ở bàng quang và ống niệu đạo không có đủ sự hỗ trợ cần thiết để giữ phần nước tiểu được tích trữ.

Khắc phục: Nên đi tiểu trước khi tham gia các hoạt động mạnh, không nên nhịn tiểu. Ngoài ra, không nên uống tới 8 cốc nước/lần trước khi tập luyện. Với phụ nữ, có thể nhét băng vệ sinh dạng que để chặn ống niệu đạo.

3. Tình dục

Nguyên nhân: Hoạt động tình dục tạo áp lực lên vùng bụng, niệu đạo và bàng quang, từ đó gây són tiểu. Các kích thích trong quá trình quan hệ cũng có thể dẫn tới tình trạng này.

Khắc phục: Nên hạn chế uống nước khoảng 1 tiếng trước khi quan hệ và đi tiểu trước khi vào "cuộc yêu". Tư thế quan hệ "phụ nữ ở trên" sẽ giúp kiểm soát dễ dàng hơn vùng cơ ở xương chậu và căng thẳng khi giao hợp.

4. Rượu

Nguyên nhân: Không chỉ gây són tiểu, rượu còn là một thứ đồ uống "lợi tiểu" nên sẽ khiến cơ thể tích cực lọc nước qua thận, gây bất lợi cho người mắc chứng són tiểu.

Khắc phục: Tốt nhất nên hạn chế uống rượu. Sau khi uống rượu, nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể.

5. Nước uống có ga

Nguyên nhân: Chúng chứa nhiều carbonation, caffeine, những tác nhân phổ biến nhất gây són tiểu.

Khắc phục: Để giải khát, nên chọn các đồ uống khác như nước chanh, trà đá hoặc nước lạnh cho thêm 1 lát trái cây.

Ảnh minh họa: IE.
Ảnh minh họa: IE.

6. Cà phê và trà

Nguyên nhân: Caffeine là một loại thuốc lợi tiểu và kích thích bàng quang. Do đó, nó khiến bạn buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn.

Khắc phục: Loại bỏ caffeine càng nhiều càng tốt. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không nên uống cà phê, trà đen và ăn sô cô la. Nếu bạn có thói quen uống cà phê, sau khi uống xong hãy uống nước để  làm giảm bớt tác dụng kích thích.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân: Khi nhiễm trùng đường tiết niệu gây kích thích niêm mạc bàng quang, có thể bạn sẽ đột ngột buồn đi tiểu. Đôi lúc, bạn còn không biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì với một số người, ban đầu căn bệnh này không hề có triệu chứng.

Khắc phục: Hãy đi xét nghiệm khi bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bị nhiễm trùng, hãy hỏi bác sĩ về viêm bàng quang kẽ - một tình trạng mãn tính có thể dẫn tới són tiểu.

8. Táo bón

Nguyên nhân: Đoạn cuối đại tràng và trực tràng nằm gần bàng quang và có chung rất nhiều dây thần kinh. Khi bạn bị táo bón, những dây thần kinh hoạt động quá mức, dẫn tới việc thường đột ngột buồn đi tiểu.

Khắc phục: Khi bị táo bón, bạn nên ăn nhiều chất xơ. Đồng thời, tạm thời dùng thuốc nhuận tràng, uống nước đều đặn và ăn nhiều trái cây, rau quả. Hàm lượng nước trong trái cây và rau quả giúp ngăn ngừa táo bón.

9. Thuốc

Nguyên nhân: Thuốc làm giãn cơ bắp thường làm giãn các cơ của bàng quang và niệu đạo. Trong khi đó, một số loại thuốc khiến người dùng đi tiểu nhiều hơn.

Khắc phục: Kiểm tra tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến bàng quang, kiểm tra các tác dụng phụ được liệt kê.

10. Quần bó

Nguyên nhân: Các bác sĩ thường khuyên bạn mặc quần áo rộng để ngăn chặn nhiễm trùng đường âm đạo và tiết niệu. Mặc quần bó trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng bàng quang, gây són tiểu.

Khắc phục: Mặc đồ rộng khi ở nhà và chọn đồ cotton.
Ngọc Khanh - Thu Thương (Theo Caring)
[links()]

Tin mới