Cuối năm, món quà quê này được nhiều người “săn lùng“

Chưa đến tháng Chạp, người buôn măng khô đã bán nửa tấn măng cho khách làm quà quê biếu Tết.

Dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng những tiểu thương buôn bán măng khô rừng đã bắt đầu tất bật "chốt đơn". Chị Nguyễn Thị Thanh Trà (30 tuổi, quê Tuyên Quang), một người chuyên nhập măng khô từ các vùng sản xuất lớn để bán sỉ, lẻ cho khách, hào hứng chia sẻ: “Năm nay sức bán có vẻ nhỉnh hơn. Khách đặt sớm, đa phần mua số lượng lớn để về bán lẻ hoặc biếu Tết. Trong vòng 2 - 3 tuần đầu tháng 11 Âm lịch năm nay, khách đã đặt mua của tôi khoảng từ 500 - 600kg măng khô”.
“Đối tượng mua chính là các gia đình mua lẻ để chuẩn bị Tết hoặc các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Dự kiến từ giờ đến Tết, tôi sẽ phải nhập thêm từ 1 - 2 tấn nữa để đáp ứng nhu cầu. Năm nay khách quen quay lại đông hơn, họ đặt hàng từ rất sớm. Có người năm nào cũng lấy cả trăm kg, bảo hàng của tôi chất lượng nên yên tâm”, chị Trà nói thêm.
Cuoi nam, mon qua que nay duoc nhieu nguoi “san lung“
Chưa hết tháng Chạp, nhiều người buôn măng khô đã tất bật "chốt đơn". Ảnh: Trung Hiếu.
Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận khách mới thường chần chừ hơn: “Người mới mua lần đầu thì khó thuyết phục, họ sợ măng ngâm hóa chất hoặc không đạt tiêu chuẩn. Thành ra tôi phải chụp ảnh, quay video sản phẩm gửi họ tham khảo trước, rồi cam kết đổi trả mới bán được”.
Theo chị Trà, vì thị trường năm nay khá sôi động, giá măng khô có sự điều chỉnh nhẹ so với năm trước. “Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng giữ mức giá ổn định để giữ chân khách hàng. Tất nhiên, yếu tố cạnh tranh cũng không thể bỏ qua, vì có nhiều nhà cung cấp giá thấp, nhưng tôi vẫn tập trung vào chất lượng. Vào thời điểm này, giá măng khô có thể dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, tùy loại măng”.
Cuoi nam, mon qua que nay duoc nhieu nguoi “san lung“-Hinh-2
Nhiều người bán tận dụng nền tảng mạng xã hội để bán măng khô làm quà quê dịp Tết. Ảnh: Chụp màn hình.
Chị Trà cho biết, chị thường nhập măng khô từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hòa Bình, Cao Bằng... “Đây là những khu vực có chất lượng măng khô được đánh giá cao, nổi tiếng với măng tươi sạch và không bị tẩm hóa chất. Măng từ các vùng này có độ dẻo dai, màu sắc đẹp và hương thơm đặc trưng, rất phù hợp với nhu cầu của khách hàng”.
Sấy măng khô có gì khó? Nghe người làm nghề bật mí quy trình sấy kỳ công món quà quê, xem mà trầm trồ!
Bà Lý Thanh Mai (50 tuổi, Tuyên Quang) - một người làm nghề sấy măng khô lâu năm chia sẻ, để có được những mẻ măng khô chất lượng, công đoạn sấy măng là cực kỳ quan trọng và cần sự tỉ mỉ, chính xác. Bà Mai bắt đầu từ việc chọn lựa măng tươi, vì chất lượng măng tươi ảnh hưởng trực tiếp đến măng khô cuối cùng. Măng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, không bị dập hay hư hỏng.
“Măng mầm khi đến độ nhú vừa phải, lúc búp măng trắng và ngon nhất sẽ được chặt về từ những khóm tre trên đồi cao từ sáng sớm. Sau khi chặt và gom lại, sẽ được đưa về nhà. Măng tươi được sơ chế ngay sẽ giữ nguyên được độ dinh dưỡng, măng khô thành phẩm khi chế biến sẽ giòn và ngọt.
Cuoi nam, mon qua que nay duoc nhieu nguoi “san lung“-Hinh-3
Những người có kinh nghiệm sấy măng chia sẻ, măng mầm khi đến độ nhú vừa phải, lúc búp măng trắng và ngon nhất sẽ được chặt về. Ảnh: Trung Hiếu.
Sau khi được thu hái về nhà, măng sẽ được bóc bỏ vỏ cứng và bỏ đi những phần già để lại phần măng non trắng muốt. Rửa sạch măng và xếp ngay ngắn vào nồi chuẩn bị luộc. Bước luộc này giúp măng chín sơ sơ, đồng thời loại bỏ các chất độc trong măng”, bà Mai cho biết thêm.
Theo bà Mai, sau khi măng được luộc chín, bà sẽ vớt măng ra cho ráo nước và chuẩn bị nhóm lò để sấy măng lần 1. “Sấy xong lần 1, tôi phải hạ lò, bổ măng để sấy nhanh khô hơn và lại tiếp tục sấy tiếp lần 2 liên tục trong 3 ngày, cứ 5 tiếng lại đảo măng 1 lần, cho tới khi khô kiệt nước. Cuối cùng là phải phơi thêm ngoài nắng to để măng khô hoàn toàn và làm tan đi mùi khói trong lò, khiến măng thơm mùi đặc trưng”.
Để mẻ măng không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, bà Mai bật mí, búp măng khô sẽ tiếp tục được cắt đi những phần già, sơ sợi mà sau quá trình sấy bỗng dưng xuất hiện. Cầm trên tay mẻ măng khô đều màu, không bị nứt, bà Mai không giấu được niềm tự hào khi giới thiệu thành quả sau quá trình lao động vất vả của bản thân. “Thành phẩm là những miếng măng vàng ươm, thơm lừng. Tôi rất phấn khởi vì măng của mình được nhiều khách hàng yêu thích, họ không chỉ mua để ăn mà còn để biếu tặng người thân trong dịp Tết”.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Top thực phẩm Tết “ngậm” hóa chất tuyệt đối chớ đụng đũa

(Kiến Thức) - Giò, chả, giò, măng, hạt dẻ cười… đều là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, đó cũng chính là một số thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận.

Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua

Trong mâm cơm của mỗi gia đình dịp lễ tết không thể thiếu các món giò chả. Tuy nhiên, món ăn được nhiều người yêu thích này lại là thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận. Ảnh: Youtube.

Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-2
Nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giò, chả mục đích tạo độ giòn, dai. Hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh: SucKhoeDoiSong.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-3
Hạt dẻ cười hay còn được gọi là “quả hồ trăn”, đây là món ăn vặt đắt khách dịp Tết bởi mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng clorin cực độc. Trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo kẽ hạt thấm vào nhân. Ăn thường xuyên, dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi. Ảnh: Internet.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-4
Màu hạt dẻ càng trắng hoá chất tác động vào đó càng nhiều, hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-5
Măng khô là món ăn hầu như có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-6
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-7
Theo một số chuyên gia, măng khô không tẩm hóa chất có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-8
Miến khô cũng là loại thực phẩm ngày tết có thể chứa nhiều hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Miến khô có phẩm màu làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-9
Hầu hết trên thị trường, bột sắt để “nhuộm” miến có độ tinh khiết rất thấp, chứa nhiều kim loại độc như: chì, thủy ngân và những tạp chất độc hại khác. Những loại chất này khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng như làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-10
Bóng bì cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong ngày Tết của người Việt. Thông thường, bì lợn sống được lọc sạch mỡ, luộc chín tới rồi cạo rửa, sau đó phơi nắng cho khô cứng. Cuối cùng, bì lợn được đưa vào lò nướng nhiệt độ cao để nổ thành bóng.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-11
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Hoài Thu, BV Thanh Nhàn, thường xuyên ăn bóng bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Cách nào để nhận biết măng khô ngon, không hóa chất cho bữa cơm ngày Tết?

Bát canh măng là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng một số cơ sở sản xuất đã dùng lưu huỳnh để sấy măng có màu vàng đẹp, chống mốc cho sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Măng là món ăn thường được kết hợp với các món ăn khác trong ngày tết như miến gà măng khô, thịt xào măng, canh xương nấu với măng khô… Tuy nhiên thị trường tết luôn bị lẫn lộn bởi thực phẩm thật - giả, an toàn và kém an toàn.

Tin mới