Cuối năm rộ các vụ thôi miên lừa tiền ở Hà Nội

Nhiều thanh niên giả danh khách mua hàng, với thủ đoạn thôi miên lừa tiền, đánh cắp hàng rồi nhanh chóng bỏ trốn.

Cuối năm rộ các vụ thôi miên lừa tiền ở Hà Nội
Thời qua tại thủ đô Hà Nội, xảy ra hiện tượng nhiều thanh niên giả danh khách mua hàng, với thủ đoạn thôi miên lừa tiền, đánh cắp hàng rồi nhanh chóng bỏ trốn.
Chiều 7/1 trong lúc đi chợ, chị Nguyễn Ly ở khu tập thể Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) bất ngờ bị người phụ nữ ngoài 40 tuổi nhờ đổi tiền lẻ. Sau khi cầm tờ tiền của người phụ nữ, chị Ly thấy choáng váng, khó thở, rút hết tiền trong ví đưa cho người phụ nữ đó. Sau đó, chị thấy mệt nên về nhà. Vài chục phút sau khi hết nhức đầu, chị Ly kiểm tra ví thì hơn 2 triệu đồng đã biến mất.
Cuoi nam ro cac vu thoi mien lua tien o Ha Noi
Nhiều trường hợp bị "thôi miên" khi được nhờ đổi tiền lẻ trên đường. Ảnh chỉ mang tính minh họa. 
Bà Minh, chủ cửa hàng bán thẻ điện thoại ở ngõ số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, lúc 15h ngày 6/1, một thanh niên cao to vào cửa hàng hỏi mua nhiều loại thẻ mệnh giá khác nhau của Viettel, MobiFone, VinaPhone. Mang các tập thẻ nhiều mệnh giá cho nam thanh niên chọn, bà Minh bỗng đứng sững người, không thể phản ứng, đưa hết những gì cầm trong tay cho người thanh niên.
Thấy lạ, chị Lan, chủ cửa hàng bán chè và hoa quả, hàng xóm của bà Minh liền chạy lại can thiệp, giúp đỡ. Chị Lan phát hiện người thanh niên kia cầm nhiều tập thẻ và đè trên bằng vài tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, đang liến thoắng khua tay cho đồ vào túi, chuẩn bị ra xe tẩu thoát. Chị Lan hỏi giá và yêu cầu vị khách kia trả tiền. Thấy vậy, người này quay sang yêu cầu chị Lan bán cho mấy cốc chè và gắt: “Chị đừng thọc mạch việc của người khác, tập trung vào bán hàng cho khách”.
Thấy chưa thể lừa được, gã thanh niên cầm lấy cốc chè ăn vội và lấy cớ ra dựng lại xe đang dựng bên lề đường rồi tẩu thoát, quỵt luôn tiền chè. “Tôi thấy bà Minh đứng sững không nói, không cử động được nên ra vỗ vai nói chuyện. Tuy nhiên, bà Minh cứ nhìn chằm chằm vào thanh niên kia. May mắn là tôi can thiệp kịp thời. Khi thanh niên kia phóng xe tẩu thoát, bà Minh vẫn trong trạng thái lơ mơ, phải về nhà nằm nghỉ”, chị Lan cho biêt.
Chị Nguyễn Hương Nhu ở tổ 28, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy kể lại, cách đây 2 tuần, chị tan ca chiều và đạp xe về nhà. Trên đường từ Cầu Giấy qua đoạn Xuân Thủy, chị nhìn thấy một sợi dây chuyền rơi từ túi người đi xe máy rất chậm phía trước. Chị dừng lại nhặt và kêu người đánh rơi sợi dây chuyền để trả. Tuy nhiên, khi chị tiếp xúc với người người phụ nữ vừa làm rơi đồ, lập tức bị “thôi miên”, đưa tay lên tháo sợi dây chuyền bằng vàng (trọng lượng 3 chỉ) đưa cho chị ta. Khi người phụ nữ “thôi miên” phóng xe đi, chị Nhu lờ mờ nhận ra mình vừa bị lừa, liền hô và đuổi theo nhưng không kịp.
Ngày 2/1, tại phố Khương Trung, quận Thanh Xuân, chị Lê Thị Miên, chủ quán bán hàng tạp hóa cũng bị hai cô gái tới mua hàng “thôi miên”. Hai cô gái đứng quanh chị Miên liên tục đốt và hút thuốc khiến chị khó thở. Sau đó, chị Miên thất thần mở két, lấy hết tiền trong két đặt lên mặt kính của quầy hàng cho hai cô gái. May mắn, đúng lúc đó, chồng chị Miên ở trong nhà đi ra thấy vợ hành động kỳ lạ liền thu hết số tiền và yêu cầu 2 cô gái ra khỏi cửa hàng.
Liên quan đến các hiện tượng bị (nghi bị) thôi miên lừa đảo, đại úy Đặng Mạnh Cường - Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) khẳng định chưa có trường hợp nào thực tế bị thôi miên đến cơ quan điều tra trình báo.
Theo đại uý Cường, tất cả những trường hợp từ trước tới nay chủ yếu là thông tin một phía, một chiều từ bị hại cung cấp cho báo chí hoặc người ngoài rồi lan truyền. “Những trường hợp tố bị thôi miên chủ yếu đánh vào lòng tham của người dân. Điển hình như mới đây trên mạng lan truyền clip một người đàn ông giả vờ vào mua hàng rồi dùng điện thoại iPhone thôi miên, thuyết phục chủ cửa hàng “Sản vật dân tộc” trên đường Lương Thế Vinh đưa tiền trong ví. Tuy nhiên, chủ cửa hàng này đến nay vẫn chưa tới công an quận Nam Từ Liêm trình báo”, đại úy Cường cho biết.

“Thầy thuốc” thôi miên chiếm đoạt tài sản, dân hoang mang

Thông tin về nhóm "thầy thuốc" thôi miên bí ẩn đang gây hoang mang trong nhân dân ở nhiều tỉnh miền Trung.

“Thầy thuốc” thôi miên chiếm đoạt tài sản, dân hoang mang
Một nhóm 'thầy thuốc' thôi miên ăn mặc như dân tộc thiểu số, tự xưng là thầy lang đi khắp các khu chợ, tìm đến tận nhà dân để chào mời mua thuốc "bí truyền". Và không chỉ riêng tại một số xã, huyện vùng ven ở tỉnh Quảng Nam, theo dư luận phản ảnh thì thời gian gần đây tại các tỉnh thành như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị cũng xuất hiện rầm rộ những "thầy lang bán dạo" kiểu này.

Cảnh báo “hơi thở của quỷ” thôi miên người rút tiền ở cây ATM

Câu chuyện được kể lại từ một nạn nhân dính chiêu "hơi thở của quỷ" ở cây ATM đoạn dốc Ngọc Hà, Hà Nội khiến cộng đồng mạng lo lắng.

Cảnh báo “hơi thở của quỷ” thôi miên người rút tiền ở cây ATM
"Hơi thở của quỷ" xuất hiện ở Hà Nội

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận

Tin mới